Tính Không nét đặc sắc của Tu Viện Vĩnh Nghiêm TP HCM

Triết Lý Tính Không nét đặc sắc trong Tu Viện Vĩnh Nghiêm TP Hồ Chí Mình

I. Dẫn nhập

Như chúng ta đã biết, Đạo Phật bắt nguồn từ đất nước Ấn Độ, du nhập vào Việt Nam đã hơn 2000 năm, hoà quyện với văn hoá Việt Nam, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ổn định, phát triển, bền vững. Mỗi người có một cách lý giải khác nhau để chứng minh cho đạo Phật có giá trị ở Việt Nam. Trong chuyến đi vào miền Nam dự lễ Khánh thành Tu Viện Vĩnh Nghiêm từ ngày 16-20 tháng 10 năm Canh Tý (30/11/ -4/12/2020), đoàn chúng tôi gồm 10 người, do ni sư Thích Đàm Định, 33 phố Thịnh Yên TP Hà Nội làm trưởng đoàn. Trong chuyến thăm này, đoàn đi thăm và thực tế chính thức được hai nơi đó là TP Hồ Chí Minh và TP Vũng Tàu. Mỗi nơi, mỗi phố, mỗi chùa đều có nét đặc trưng chung và riêng cần phải miêu tả, lưu đọng lại trong tâm thức mỗi người. Với bản thân người viết xin bọc bạch mấy cái thấy riêng bản thân về môi chùa Vĩnh Nghiêm mới hay gọi trực diện là Tu Viện Vĩnh Nghiêm của thượng tọa Thích Giác Dũng. Thượng tọa với dáng người thon nhỏ, nhưng rất nhanh nhẹn, thẳng thắn, cẩn thận đầy ắp phong thái của bậc long tượng thiền gia thời xưa nay.

II. Nội dung

  • Tu Viện Vĩnh Nghiêm, ngôi chùa trang nghiêm đẹp nhất HCM. Ngôi chùa này đất xưa của nhà nước nhưng do công của chư Phật chư Tổ, những bậc tiền bối đi trước đã cất công gây dựng mua như cố HT Thích Tâm Giác, Thích Thanh Kiểm giáo hoá thập phương mua được đất để sử dụng xây dựng chùa làm chốn giảng kinh thuyết pháp cho dân chúng tu học, ngõ hầu giác ngộ, giải thoát.
  • Nếu như xưa cố Hoà thượng đã có tầm nhìn xa trông rộng đặt nền móng đầu tiên, thì bây giờ thượng tọa đã kế đăng tục diệm, xây dựng hoằng pháp tại Tu Viện Vĩnh Nghiêm cơ bản rất tuyệt vời. 
  • Đến tu Viện Vĩnh Nghiêm, đoàn đi men theo chiều kinh đồng hồ như một quy luật tự nhiên, lệ thuận vô thường của cuộc đời. Mới đầu xe đoàn vào là qua cổng Tam Quan, vào đợi thị giả để tác bạch ý kiến thượng tọa trụ trì để xin đi lại tham gia Dự lễ Khánh thành tu Viện Vĩnh Nghiêm tổng 5 ngày. 
  • Trong năm ngày tôi đi lại Tu Viện Vĩnh Nghiêm, tôi mục sở thị, ngẫm mà thấy ngôi chùa gắn liền tư tưởng triết lý Phật giáo văn hoá Việt Nam. Tu viện gồm nhà Tổ, nhà Tăng chúng, nhà khách, lầu tháp, thất trụ trì ở, khu thất cũ đời trước cố Hoà thượng xây ở, vườn rau, Tam bảo Vĩnh nghiêm…Mỗi một khu vực trực thuộc của chùa đều sạch, đẹp, không khí trong lành, một hương vị hương thơm rất lạ, như mùi hương quế, trầm, thiền của những bậc chân tu phảng phất. Trong những khu vực thấy mà tôi muốn diễn tả, đó là một ngôi Tam Bảo (Chính Điện) của Tu Viện Vĩnh Nghiêm tráng lệ, ta cần biết và ca ngợi, gìn giữ văn hoá tâm linh. Tôi thăm Tam Bảo bằng tâm tĩnh, với một lòng thành kính, vừa thong thả, lòng hoan hỷ kính Phật trọng tăng, trọng trụ trì, tôi thấy Tam Bảo toàn bằng gỗ là chính, mái ngói bằng đất nung đỏ. Trong chính điện an trí những pho tượng Phật, những hoành phi, câu đối, hình ảnh hữu tình, hoa tươi, quả tốt, của võng hiển hiện qua những pháp ngữ, dòng chữ tiếng Việt như Phật Tổ, tiền bối nhắn nhủ ta nhớ về cội nguồn, tu tâm dưỡng tính, làm lành lánh dữ trên tinh thần pháp môn Thiền – Tịnh – Mật của nhà Phật. 
  • Thiền – tịnh – mật được biểu hiện ở điểm nào? Nhiều điểm cho ta thấy lắm. Theo đôi, thiền thể we hiện ở điểm các nét cười mỉm hoan hỷ của các pho tượng cao quý. Tịnh độ ở những câu đối mà Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã giảng được in trên câu đối như Tâm trong sáng là Phật, Phật ở tại lòng mình không cần kiếm tìm Phật ở nơi đâu. Một trong những câu về pháp môn tịnh độ, niệm Phật mà đã được phần nào nhà báo Bùi Đăng Bằng thành viên chuyến đi đã chép lại, tâm đắc, nhắc đoàn. (nhà báo Có thể chép câu đó vào làm minh chứng). Hay câu đối trong chính Điện của Phật hoàng Trần Nhân Tông ghi: “Xem tam tạng giáo ắt học đòi thiền uyển thanh quy. Thị phi tiếng lặng được dầu nghe yến thốt oanh. Thông thiền kén bạn nát thân mình mới khá. Học đạo thờ thầy dọt xương óc chưa thông” tất cả đều mang chất đạo thậm thâm vi diệu, triết lý sâu xa.
  • Tính không – duyên khởi trên nóc Tam  Bảo Tu Viện Vĩnh Nghiêm. Có lẽ do chùa đẹp, tôi nhìn thứ nhìn cũng thấy chỉn chu, nhưng bỗng dưng bên tai có tiếng của sư cô Diệu Thảo trong đoàn bảo, sư ông ơi trên nóc Tam Bảo có cả sách kìa. Tôi nhìn lên đúng là sách thật, sách rất ít chữ. Có tầm gần mười cuốn sách được mở ra, như mỗi cuốn mở đôi chỉ vẻn vẹn có 4 chữ. Nhưng thâu tóm toàn bộ giáo lý tư tưởng chư Phật mười phương trong đó. Ví dụ như: Không thường – Không đoạn, Không một – Không khác, Không tán – Không đi, Tính Không duyên – duyên khởi (Tư tưởng nguyên thủy, đại thừa Bát nhã Tính Không). Tất cả đó là hệ thống tư tưởng Phật giáo, tôi đều tâm đắc, thích cả. Tôi xin phép được luận bàn đôi chút về triết lý Tính Không – Duyên khởi trên nóc chính Điện Tu Viện Vĩnh Nghiêm. Pháp Duyên khởi được Tất Đạt Đa giác ngộ dước gốc cây Bồ Đề ngày xưa bên Đất Ấn Độ và thành Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật thấy mọi sự vật hiện tượng trên nhân gian này có được là do đầy đủ các nhân duyên mà thành, kém duyên thì sẽ thành dạng khác, thông qua câu pháp: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này trụ thì cái kia trụ, cái này diệt thì cái kia diệt…”. Tất cả diễn tả giáo lý Duyên khởi, do có cái này mà duyên khởi (sinh, kéo theo, liên hệ, gắn móc với) cái khác sinh thành một hệ thống, chỉnh thể. Nhưng thực thể của muôn sự, muôn vật vốn không. Đó là triết lý Duyên khởi, Cũng là duyên sinh. Chúng ta quán chiếu được triết lý Duyên khởi rõ ràng thì chúng ta sẽ thấy được các Pháp nhà Phật vô ngã, không có cái cố ngã cố định, vì không có ngã cố định nên không làm chướng ngại cho hành giả, người tu dễ an định, giác ngộ giải thoát. Người thấy duyên sinh như người thấy Tính Không. Tính không chư Phật ba đời đã từng đề cập, thế kỷ 2-3 Tây Lịch có Bồ tát Vô Trước và Long Thọ bên Ấn Độ đã từng đề cập và triển khai hoằng pháp. Chính Bồ tát Long Thọ đã để lại  đã nhờ Tính Không Duyên khởi giác ngộ và tạo ra bộ Luận Trung Quán giá trị, bộ luận này góp phần làm cho Đạo Phật vững vàng trong mọi lúc mọi nơi. Chính Tính Không duyên khởi này người viết đã cảm nhận và thích từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội trên núi Sóc Thiên Vương TP Hà Nội. Tác giả cảm nhận giáo lý Tính Không – Duyên khởi trong Trung Quán Luận, rất vui, trong bốn năm học và so sánh với kiến thức 5 năm học Triết học thuộc Đại học khoa học xã hội và nhân văn khoá (2003-2008), cảm thấy giáo lý Tính không duyên khởi rất hay, không kém triết Mác Lê, nếu như triết học Mác Lê có quy luật phủ định của phủ định thì triết Phật giáo có triết lý Vô thường, Duyên khởi tính Không…Bởi thế nên chắc chắn tôi đã quyết tâm dành thời gian nghiên cứu nhập thế học và bảo vệ Luận Án tiến sĩ với đề tài: “Nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ tát Long Thọ và ý nghĩa của nó”. Tính không duyên khởi của Phật cũng như ẩn hiện trên chính điện Tu Viện Vĩnh Nghiêm luôn sống động, bất diệt như viên ngọc quý, ai cũng mong cần trên con đường tu đạo, hành đạo, độ sinh. Sống làm lành sẽ thu hái quả thơm ngon…
  • Kết Luận
  • Tóm lại, ta có thể nói là một tu sĩ, hay Phật tử được tu học bài bản thì chúng ta một lần thăm Tu Viện Vĩnh Nghiêm, chúng ta sẽ rất thích một ngôi chùa trang nghiêm tố hảo bậc nhất, mang dáng nhấp văn hoá thuần Việt Nam. Với triết lý Tính không, Duyên khởi vô ngã, như nhắc chúng ta cần trân trọng cuộc đời, ngẫm lại lời Phật, làm thân người là khó, gặp Phật pháp là khó, nghe giáo pháp hiểu thực hành lợi lạc cho người lại càng khó hơn. 
  • Thăm Tu Viện Vĩnh Nghiêm về ta như thấy Phật, thượng tọa Thích Giác Dũng nhắc ta cần tịnh tiến tu hơn nữa, nắm chắc giáo lý Phật giáo, Tính  không – Duyên khởi, tin sâu vào nhân quả, năng làm việc lành tránh xa điều ác. Sống tốt đạo đẹp đời, góp phần xây dựng Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đoàn kết, ổn định phát triển giáo hội cũng là góp phần phát triển nước nước Việt Nam giàu đẹp, bền vững với thời gian.
  • Để hiểu được tu Viện Vĩnh Nghiêm với giáo lý thuần Việt cũng là thuần Phật giáo như thế. Bản thân người viết xin cảm ơn ni sư Thích Đàm Định đã tổ chức đi dự lễ Khánh, tri ân sâu sắc tới  chư Phật, chư Tổ, thượng tọa Thích Giác Dũng đương kim trụ trì Tu Viện Vĩnh Nghiêm, cảm ơn quý Thầy chùa An Lạc, Vĩnh Nghiêm, Bảo Minh, Hoà Bình, Vĩnh Nghiêm – TP Vũng Tàu, chùa Giác Ngộ, Thanh Minh…Tất cả các duyên ấy tạo thành cũng là góp phần trực tiếp, gián tiếp để chúng ta soi tâm kiến tính, giác ngộ, giải thoát. Một hình bóng Tu Viện Vĩnh Nghiêm TP Hồ Chính Minh linh thiêng, tươi đẹp, hoàn chỉnh về hình thức, chất lượng về nội dung, giáo lý cơ bản cốt tủy của Phật luôn hiện hữu, Tính Không, Duyên Khởi luôn hiện hữu trong lòng chúng ta, bao la và lộng lẫy, khôn bờ.
  • Sáng 23 tháng 12 năm 2020, Tại Chùa Diềm (Hưng Sơn) TP Bắc Ninh
  • Tác giả Tỷ khiêu Thích Quảng Hợp 
Bài viết khác