TÂM THƯ

(Về việc không nhất trí Bộ Tài Chính thành lập ban quản lý, đặt hòm công đức thu chi lễ hội trong chùa di tích có sư đang trụ trì)


***


Nam Mô A Di Đà Phật


Kính gửi: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

                – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

                – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

                 – Văn phòng Tổng Bí thư;

                – Văn phòng Chủ tịch nước

                – Bộ Tài Chính

               – Văn phòng 1, Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

Tên tôi (con) là Trần Văn Thành, (pháp danh  Tỷ khiêu Thích Quảng Hợp), hiện đang ở Song Quỳnh thị trấn Gia Bình, và Hưng Sơn, phường Hòa Long, Tỉnh Bắc Ninh.

Cuộc sống hằng ngày là tu tập, chuyên tâm nghiên cứu học hành, theo lời Phật dạy hướng dẫn các Phật tử làm lành lánh dữ, góp phần đoàn kết toàn dân, xây dựng xã hội phát triển, bền vững.

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu nội điển (Phật học) và ngoại điển (sách ngoài Phật giáo), như kiến thức thế gian. Dịp này nước ta, Bắc Ninh dịch covid – 19 vẫn còn diễn biến căng thẳng và phức tạp, nên thày trò chúng tôi luôn tuân thủ theo 5 k của Bộ Y Tế, và cùng lãnh đạo địa phương với dân làng cùng chung tay đoàn kết, phòng chống dịch rất nhiệt tình, rất tốt. Mặc dù, lúc này cả nước đang cùng nhau gồng mình chống dịch, lo không? Chúng ta ai cũng lo, ai cũng sợ chết, sống thêm để làm việc lành để đem lòng từ bi, lời hay ý đẹp giúp đỡ mọi người.

Một hôm, mấy Phật tử nhắn tin qua zalo rằng: “Thầy ơi, Thày có biết Bộ Tài Chính thành lập ban quản lý, đặt hòm công đức vào chùa di tích không?, họ đặt hàng tháng và có thể mãi mãi để lấy tiền thu chi lễ hội và xây dựng chùa đấy”. Tôi bảo chùa nào chả là di tích, chùa xây hôm qua, hôm nay đã có thể trở thành di tích rồi. Nếu là những người xin đi xuất gia tu hành vào chùa làm Phật sự, ngồi ghi công đức, và chấp tác, học tu theo Phật Tổ, theo hạnh của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông thì tốt quá. Họ chuyên tâm tu, lòng từ ái tràn đầy, trí tuệ họ cao vời, nói lời ra như pháp nhũ, cứu khổ người trầm luân. Vì đức Phật dạy: “sinh ra làm người là khó, gặp Phật pháp là khó, nghe giáo pháp giác ngộ làm việc lành càng khó hơn” (Khế Kinh). Nếu vào chỉ là ghi công đức, còn để nhà sư tu lấy vì thì không ổn.

Như Bộ Tài Chính soạn ra Thông Tư số: /2021/TT-BTC về việc Hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội[1],  Thông Tư của Bộ Tài Chính này gồm 7 điều, quản lý, đặt hòm công đức trong chùa di tích như là: “Điều 5Quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích. 1. Hoạt động tiếp nhận tiền công đức, tài trợ cho di tích: a) Đối với công đức, tài trợ bằng tiền (Việt Nam đồng, ngoại tệ):- Người làm công đức, tài trợ bằng cách: Bỏ tiền vào hòm công đức; đưa cho bộ phận tiếp nhận công đức tại di tích; chuyển tiền vào tài khoản của cơ sở quản lý di tích mở tại ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước. Khuyến khích công đức bằng tiền theo hình thức chuyển khoản, phương thức điện tử...

Tùy theo lượng tiền tiếp nhận (bao gồm số tiền tiếp nhận trực tiếp và số tiền trong hòm công đức), định kỳ hằng ngày hoặc hằng tuần thực hiện kiểm kê; khi số tiền tiếp nhận được từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở quản lý di tích phải nộp vào tài khoản tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước...”[2]. Bộ tài chính đặt hòm công đức trong chùa, khác gì việc công đức trong chùa xưa nay các sư trụ trì không được tin tưởng, chi tiêu không được minh bạch.

Phật tử có biết không, mấy lần thày đi vào mấy chùa có Ban quản lý di tích như chùa Dâu, thấy họ ghi công đức, họ nhìn thấy quý thầy mà không biết cất câu chào, hoặc câu nam mô hay niềm hoan hỷ của người ghi công đức trên nét diện nơi của thiền, khi ấy lòng thày buồn, buồn ơi là buồn. Trong lòng nghĩ, các tín chủ, mạnh thường quân, người có tài có đức họ vào muốn ghi công đức mà thấy người ghi không hoan hỷ, không hiểu Phật pháp, ngã mạn cống cao, không tôn trọng sư trụ trì, thì hỏi rằng có ai muốn phát tâm không chứ? Những người tới chùa có nhiều lý do, như thay đổi không khí, làm vơi stress, hoặc nhờ việc phục vụ tín ngưỡng nào đó. Ngoài ra còn có người học hỏi Phật pháp để ứng dụng Phật pháp vào cuộc sống để sống tốt đẹp hơn. Một số người là mạnh thường quân, không phải là mạnh thường quân, dân thường, họ có tiền, có thóc, có khi sơ cơ lỡ vận, họ khổ họ trải qua khó khăn có miếng ăn, miếng mặc, nhưng cảm giác trong lòng họ còn thiếu cái gì trên đời, họ vào chùa nghe sư trụ trì giảng câu kinh tiếng kệ, với triết lý Vô thường, hay Nhân nào quả ấy, chết không phải là hết, tâm trong sáng là tâm Phật, tâm hiếu sinh ra mọi công đức…, thế là họ hiểu phần nào, họ an tâm như tìm thấy ngọc minh châu bao năm không được. Chư tăng và các thiện tri thức đã tham gia vào hoằng pháp làm được điều hy hữu như vậy. Nếu không chuyên tu, an bần thủ đạo, thì không thể nào nhiếp hóa độ được ai.

Có người nói, họ làm quan thì phước đức họ lớn, họ nói hoặc đứng mũi chịu sào về một việc nào đó, họ xã hội hóa công đức chắc được nhiều lắm. Để có tiền ủng hộ từ thiện hay tổ chức lễ hội họ có thể đặt vài hòm công đúc vào Cơ quan làm việc Của Bộ Tài Chính hay các bộ nào không? Họ cũng sống, chuyên tu hằng ngày, tập thể, gia đình họ tin họ lắm. Theo các bạn những hòm công đức đặt đó có ai công đức không? Người trụ trì ngôi chùa xin ý kiến dân xin mang hòm công đức đặt vào công sở, Chánh sở có thể vui vẻ không? Cắt cả lương của chánh sở (người đứng đầu sở)?.

Giả thiết cơ quan đó có bài trí Đức Phật, và hình ảnh Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại để uy tín. Tôi nghĩ chắc không nên đặt vì chướng, không tiện cho nơi công chức nhà nước. Mà cũng có thể đặt, khi nhân duyên đầy đủ. Khéo nhiều người tới ủng hộ công đức nhiều, không cần phải đặt hòm công đức nơi chùa di tích hay chùa không di tích, hay một nơi thờ tự của một tôn giáo nào trong nước ta.

Tôi vừa xem qua vụ Quan lộ “lùm xùm” vì công việc bổ nhiệm mỗi năm một việc khác nhau, chuyển từ cơ quan này sang cơ quan khác của nhà nước, của anh Đỗ Hoàng Anh Khoa con trai của ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, thứ trưởng Bộ Tài Chính, đăng trên báo điện tử Gia Lai online, bài báo dài nói và trích nguồn rõ ràng, ở dưới đây tôi gửi đường link báo để mọi người tham khảo.

Theo tôi, người làm công chức nhà nước thì 2 – 5 năm một kỳ bình bầu thay đổi công việc, trừ trường hợp đặc biệt bất khả kháng mới thay đổi trong thời gian ngắn hơn, không có chuyện bất khả kháng liên tục. Ai cũng lùm xùm công việc như thế không ổn. Ở đây, Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn thứ trưởng Bộ Tài Chính đại diện cho Bản Thông Tư mà chúng ta đang bàn luận. Với bản thân tôi thiết nghĩ, giả thiết anh Khoa và ông Tuấn là bố con đẻ mà công việc theo quy trình thì tốt quá, nhưng những người khác không biết họ có thể hiểu cho không, hay họ nghĩ trên con đường quan trường hoài nghi…

Theo nhà Báo Quý An (Kiến Thức/TH) viết: “Câu hỏi được đặt ra ở đây, là tại sao được bổ nhiệm đúng quy trình nhưng khi báo chí phản ánh, con trai Thứ trưởng Bộ Tài chính vẫn bị điều chuyển công tác khác?[3]. Trang báo Gia Lai online này là của Cơ quan Đảng bộ Đảng cộng sản tỉnh Gia Lai uy tín. Một nhà báo đặt câu hỏi làm tôi cũng phải tò mò nghiên cứu.

Tôi cũng đã đọc Công văn của Giáo Hội Phật giáo VN tỉnh Quảng Ninh không đồng tình Bộ Tài Chính, ý kiến lập Ban quản lý, đặt hòm công đức nơi chùa mà HT Thích Thanh Quyết đã ký Công văn góp ý Dự Thảo Thông Tư 2021. Mặt khác một số tăng ni, Phật tử, nhà tri thức cũng không đồng tình, ở đây tôi không tiện nói tên, và họ còn nói nếu đặt hòm công đức vào chùa thì không ai công đức, họ có biếu thày vài đồng ăn quà họ cúng thẳng cho sư trụ trì, hòm công đức của Ban quản lý của Bộ Tài Chính mốc meo cả thôi, mất tiền đóng hòm…

Có thể nói, qua bài viết này, tôi không nhất trí Thông Tư của Bộ Tài Chính lập  Ban quản lý đặt hòm công đức vào chùa di tích sư đang trụ trì, ảnh hưởng tâm linh, xáo trộn không gian tu hành thanh tịnh của chư Tăng. Vì ngôi chùa đã được nhà nước, có quan có thẩm quyền, lãnh đạo địa phương, nhân dân tín nhiệm cúng chùa cho Giáo hội, chư Tăng, sư trụ trì, nên nhà sư có quyền và trách nhiệm trông nom bảo vệ, gìn giữ tôn tạo, mỗi khi ngôi chùa xuống cấp sẽ xin ý kiến, làm thủ tục cấp phép để tu bổ trang nghiêm tố hảo, phục vụ tín ngưỡng, tu học cho nhân dân địa phương và thập phương.

Hiện nay trên toàn quốc còn nhiều chùa còn khó khăn, một số ngôi chùa kinh tế khá thì họ cũng vẫn đang bươn chải hoằng pháp để kiến tạo chùa đẹp, phục vụ nhân dân thăm quan, như: chùa Ba Vàng, Chùa Trình Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh; Chùa Quán Sứ, Chùa Trấn Quốc Hà Nội; Chùa Phật Tích, chùa Đại Thành, chùa Dâu, chùa Bút Tháp tỉnh Bắc Ninh…Các chùa có chút công đức các phật tử hảo tâm thì cũng dùng tham gia vào làm từ thiện cả, ai lại dại mang tiền đi đốt hoặc vùi xuống bùn đen cho thất thoát tiền ngân hàng nhà nước VN, đời được mấy, sao không làm phúc luôn. Người tu hành không hề tham chấp vào vấn đề lợi dưỡng tiền bạc thế gian, mà mục đích người đi tu là giác ngộ giải thoát, tiền tài của người tu là “Thất thánh tài”, chân giải thoát đích thực.

Ngày xưa, thời Phật còn tại thế thuộc nước Ấn Độ, các vua quan và mạnh thường quân Như Chúa Ông (Cấp Cô Độc Viên), Thái Tử Kỳ Đà, vua Tần Bà Sa La. Ở Việt Nam có Vua Trần Nhân Tông xây chùa rồi lại cúng chùa cho chư Tăng ở hoằng pháp, vua Trần Nhân Tông còn ngưỡng mộ Phật vì đạo hạnh và trí tuệ, Ngài còn xả ngôi vua để tu làm Phật trên núi Yên Tử mục đích phù vua giúp nước, nhân dân an bình, thịnh trị, sau này có công thành lập và là sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Kính bạch chư Tôn đức, Tăng ni, kính thưa Quí vị lãnh đạo các cấp. Kính thưa toàn thể nhân dân, Phật tử gần xa. Trên đây là một lá thư hơi dài của người viết, viết trao đổi ý kiến, chỉ mong góp ý cho đạo luật nước nhà, Thông Tư của Bộ Tài Chính về vấn đề không nên thành lập ban quản lý ghi công đức trong chùa, trước mặt chư Tăng, thu chi, công đức nơi tâm linh cho phù hợp mà thôi. Trong quá trình lý luận, lời nói có nhầm sai đâu mong chư Tôn đức, Quý vị bỏ qua, hoan hỷ. Ngoài ra không ý gì khác.

Vua Trần Nhân Tông làm vua, đi tu là một chân tu còn ảnh hưởng tới ngày nay, kính Phật trọng Tăng, người là vua tu thành Phật mà lòng vốn hướng về quê. Như câu Ca dao có rằng:

Dù ai tranh bá đồ vương

Trẫm xin gửi lại nắm xương chùa này

Cuối cùng tôi (con) xin kính chúc chư Tôn đức, Quí vị thân khỏe tâm an, Phật sự, thế sự miên trường, đặc biệt phòng chống dịch covid – 19 hiện nay thành công tốt đẹp.

Nam mô hoan hỷ tạng bồ tát ma ha tát chứng minh!


                                                                                                           Kính thư


                                                                               Bắc Ninh, ngày 09 tháng 06 năm 2021

                                                                                                        TS. Trần Văn Thành

                                                                                                  (Tỷ khiêu. Thích Quảng Hợp) 


 



[1]https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/cd/dtvb/ctdtvb?id=15957&_afrLoop=2012370687033583#%40%3F_afrLoop%3D2012370687033583%26centerWidth%3D0%2525%26id%3D15957%26leftWidth%3D100%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D12dh2sttwd_103


[2]https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/cd/dtvb/ctdtvb?id=15957&_afrLoop=2012370687033583#%40%3F_afrLoop%3D2012370687033583%26centerWidth%3D0%2525%26id%3D15957%26leftWidth%3D100%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D12dh2sttwd_103


[3]https://baogialai.com.vn/channel/1601/201909/quan-lo-lum-xum-cua-con-trai-thu-truong-bo-tai-chinh-do-hoang-anh-tuan-5648779/

Bài viết khác