Cảm nhận chuyến hành hương về miền đất Tổ

Cảm nhận chuyến hành hương về miền đất Phật Tổ

Tác giả bài viết: Diệu Trinh[1]

Đăng bởi: Phúc Trí

Mỗi người con Phật có lẽ được hành hương về miền đất Tổ, chiêm bái những Thánh tích tại đất nước Ấn Độ, những nơi đã gắn liền với cuộc đời của Đức Phật, thì đúng là vô cùng may mắn và có duyên lắm. Vì khi đặt chân đến Lumbini[2] (Lâm Tỳ Ni) nơi Ngài đản sinh, Bodhgaya[3] (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi Ngài giác ngộ, Varanasi[4] (Ba la nại) nơi Ngài chuyển pháp luân, Kushinagar[5] (Câu Thi Na) nơi Ngài nhập diệt (Niết Bàn), thì bao mệt mỏi khó khăn trên hành trình bỗng tan biến. Tôi không biết lý giải ra sao, đến mỗi nơi gắn với cuộc đời của Ngài thì trong tâm thức tôi cảm nhận như có một luồng sinh khí mới khai mở trong tâm, bởi lẽ tận mắt chứng kiến Đức Phật không phải là nhân vật trong chuyện cổ tích, trong kinh sách, mà Đức Phật là có thật với những minh chứng rõ ràng cụ thể, sống động đã thật sự chinh phục mỗi tâm thức con người.

lam ty ni ảnh cổ

Hình ảnh Lâm Tỳ Ni

Trước mỗi lần tới một địa danh nào đó, quí Thầy đều giới thiệu qua để mọi người hiểu phần nào nơi sắp tới viếng thăm. Nhưng điều làm tôi kinh ngạc, cảm động và kính phục đoạn đường ngồi xe buýt cả ngày trời mà trước đây Ngài đi bộ…! đúng là một bậc vĩ nhân của trần thế. Không chỉ vậy khi đó Ngài thiếu thốn mọi thứ, ra đi chỉ với một niềm tin bất diệt là tìm ra chân lý để cứu độ chúng sinh hết khổ đau.

Bắt đầu xuất phát từ sân bay Nội Bài (Việt Nam) lúc khoảng 20h ngày 01/12/2015, đoàn chúng tôi cùng một số anh chị em: Việt Kiều Đan Mạch, Việt Kiều Mỹ, Việt Kiều Đức,… do Thày Hạnh Nguyện làm trưởng đoàn, bay tới Băng Cốc (Thái Lan) lúc 22h30ph, đoàn có mặt tại xứ sở chùa vàng, nghỉ ngơi khoảng 8 tiếng sau đó bay sang tới Ấn Độ lúc 5h24ph, đoàn ngồi xe bus về tới khách sạn ở Ba la nại lúc 9h43ph. Chúng tôi lên nhận phòng xếp sắp phòng ốc xong làm vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi, thăm quan một số điểm thành phố Ba la nại, xong ăn tối nghỉ ngơi để sáng sớm mai (3/12) ra thăm sông Hằng theo lịch trình quí Thầy đã thông báo tới mọi người trong đoàn.

Vào lúc 4h sáng (giờ Ấn Độ) ngày 3/12 quí Thầy dẫn cả đoàn xuất phát tới sông Hằng, ngồi trên xe Thầy đã nói cho mọi người biết sơ qua về một số nét đặc trưng, huyền bí của sông Hằng, nhưng khi đặt chân xuống khu vực gần bờ sông, đi bộ khoảng hơn 10ph tôi được tận mắt chứng kiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân hai bên đường, nhìn vào họ có lẽ nhiều người sẽ chung một quan điểm nhận xét đó là một cuộc sống tạm bợ, tận cùng của những sự đơn giản, thiếu thốn có thể. Nhưng từ sâu thẳm trong tâm trí tôi, những giáo lý nhà Phật giúp tôi quán chiếu cuộc đời đúng là vô thường, vì sống trong hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất, môi trường thì xuống cấp trầm trọng, vậy mà họ vẫn rất thản nhiên, tự tại, tôi thấy đặc điểm chung đa số họ rất hiền lành chân chất, những nụ cười thân thiện đã xóa bỏ khoảng cách dào cản về ngôn ngữ. Điều đó đã lý giải cho tôi tại sao ngày càng nhiều người trên khắp thế giới về với Ấn Độ, bất chấp cơ sở hạ tầng, đường xá, môi trường, cuộc sống nơi đây.

Du thuyền trên sông Hằng khoảng từ 7h tới 8h30ph sáng ngày 3/12, đoàn chúng tôi trở về khách sạn dùng bữa sáng, sau đó đến nơi Đức Phật thuyết pháp cho năm anh em ông Kiều Trần Như, xong đi lễ thăm quan một số ngôi chùa quanh khu vực gần đó. Vào lúc 7h sáng ngày 4/12 đoàn chúng tôi xuất phát đi Nepal 23h tới khách san ở Nepal. Vào lúc 8h13ph đoàn chúng tôi xuất phát đi Lâm Tỳ Ni, 8h32ph tới nơi, sau khi lễ Phật nghe Thầy giảng về địa danh này; xong chụp hình lưu niệm, 11h30ph về lại khách sạn, khởi hành quay về Ấn Độ.

Ngày 6/12, lúc 8h12ph đoàn chúng tôi có mặt tại thánh địa Câu Thi Na (Kushinagar) nơi Đức Phật nhập diệt. Khi  làm lễ xong Thầy trò chúng tôi đi quanh Ngài niệm danh hiệu “Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, cùng rất nhiều quí Thầy và các quí đạo hữu khắp nơi về viếng thăm. Ai cũng dưng dưng cảm xúc thiêng liêng, thật vô cùng xúc động khi tận mắt chiêm bái hình tượng Ngài, người cha vĩ đại, suốt đời hy sinh cứu độ chúng sinh. Ai cũng cố gắng chạm được vào tượng Ngài, như muốn nhận được từ người cha vĩ đại một chút sinh khí diệu kỳ, lúc 1h 22ph đoàn chúng tôi về tới trung tâm tu học Viên Giác.

Vào lúc 8h sáng ngày 7/12 đoàn chúng tôi đi bộ khoảng hơn 10ph ra tới Bồ Đề Đạo Tràng. Sau khi làm lễ tụng kinh niệm Phật, cả đoàn nhiễu quanh tháp niệm danh hiệu Phật, chiều khoảng 19h đoàn chúng tôi lại ra Bồ Đề Đạo Tràng dâng y Đức Phật.

IMG_0138

 

Hình ảnh Đoàn chụp kỷ niệm tại  Bồ Đề Đạo Tràng

Vào lúc 7h15ph xuất phát đi chiêm bái núi Linh Thứu, 10h15ph chúng tôi tới nơi, sau một hồi đi bộ leo núi trên những bậc gạch, đá xây thoai thoải, chúng tôi lên đỉnh núi, sương mù giăng mắc sườn núi, nên cây cối cảnh quan lúc ẩn lúc hiện, càng làm cho địa danh nơi đây thêm huyền ảo linh thiêng. Tôi bỗng bật ra câu:

IMG_0142

“Đỉnh thiêng Linh Thứu là đây

Bồng lai tiên cảnh núi mây điệp trùng”

Tôi nghe quí Thầy nói đây là nơi Đức Phật giảng pháp nhiều nhất khi Phật còn tại thế và Thầy có nói về một số địa danh nơi đây gắn liền với những minh chứng thời Đức Phật. Làm lễ trên đỉnh núi xong đoàn chúng tôi xuống lễ ở động Ngài A Nan và Ngài Xá Lợi Phất, sau đó đi thăm địa danh trường đại học đầu tiên của Phật giáo: Nalanda một trường đại học đã gắn liền với rất nhiều sự kiện, và những đệ tử xuất sắc nhất của Phật đều đã từng học tại đây, như một số nước Tây Tạng, Trung Quốc, Hy Lạp, Ba Tư…, Đề Bà, Long Thọ, Nguyệt Xứng, Pháp Xứng, Hộ Pháp, Trần Na, Giới Hiền, Huyền Trang (Trung Quốc),… Có được tận mắt chứng kiến những nền móng kiên cố được khai quật và gìn giữ, mà đây chỉ là một phần nhỏ so với tổng thể xưa, đã cho chúng ta thấy được qui mô vĩ đại về nền giáo dục, sự phồn thịnh bậc nhất của Phật giáo.

Chuyến hành hương về đất tổ thật sự có rất rất nhiều điều tôi đã cảm nhận được trên suốt chặng đường đã trải qua, mỗi nơi mỗi địa danh đều cho tôi những cung bậc cảm xúc rất lạ, nhưng điều mà vẫn hiện hữu trong tâm trí của tôi đó là những nụ cười hiện trên khuôn mặt khắc khổ của những người được nhận những cân gạo, tấm chăn ấm từ buổi chúng tôi phát quà từ thiện giúp quí Thầy. Tôi cảm nhận được niềm vui trào dâng ở mỗi người họ, mặc dù bất đồng về ngôn ngữ, nhưng ánh mắt sáng, những cử chỉ biết ơn của họ đã cho tôi thấy được điều đó. Và thật bất ngờ khi quí Thầy nói với tôi: Diệu Trinh hát một bài Quan họ nhé, vì Quan họ Việt Nam đã được coi là một di sản văn hóa phi vật thể của thế giới đã được Unesco công nhận vào năm 2009. Tôi nhìn ánh mắt hiền từ của quí Thầy (vì tiết mục hát của tôi không có trong chương trình phát từ thiện, đoàn phát quà hai nơi  nên  mất nhiều thời gian) chắp tay khẽ đáp: vâng a. sau đó quí Thầy nói với mọi người và tôi bắt đầu gửi tới những người con trên đất Phật làn điệu Quan Họ mượt mà nhưng sâu lắng thiết tha. Như bài: ” Người ơi người ở đừng về“… Mọi người lắng lại hướng mắt lên chăm chú im lặng nghe đã làm cảm xúc trào dâng trong tôi, bằng cả tấm lòng của người con được về đất Tổ và được hát trên quê hương của Ngài, tôi đã hát bằng cả con tim, trí tuệ gửi vào câu hát, và những tràng pháo tay, những lời tán thán của quí Thầy là nguồn động viên vô cùng lớn để lại trong tôi những ký ức thật đẹp trong chuyến về đất Tổ.

Sau buổi phát quà từ thiện cho những người dân ở Bồ Đề Đạo Tràng, các em học sinh trường học gần đó đã để lại trong tôi những giây phút vô cùng tự hào vì đã làm được những việc mà  Đức Phật luôn giáo hóa mọi người nên làm: đó là “phụng sự chúng sinh chính là cúng dường Chư Phật”, và những bài học thực tế vô cùng giá trị mà người Phật tử cần phấn đấu, tu tập, ngõ hầu giác ngộ:

“Tâm từ có sẵn trong ta

Thiền định khai mở tâm ta giúp đời”

Hành hương về đất Phật thời gian không nhiều, đường xá mọi thứ sinh hoạt còn nhiều mặt hạn chế, không hiểu mọi người có những cảm nhận ra sao, còn riêng tôi thì tất cả những khó khăn đó chỉ là thứ yếu, vượt lên tất cả đó là những cảm xúc trào dâng kính phục Ngài khi được đặt chân đến những thánh tích, và những trải nghiệm thú vị trong chuyến đi này. Cũng chính những hạn chế, thiếu thốn về nhiều mặt như vậy càng làm cho tôi phải cố gắng rất nhiều nữa trên con đường học đạo, hành đạo, tư duy hành trì theo chính pháp. Làm nhiều việc lợi người, lợi mình tránh xa những bon chen, cạm bẫy của cuộc đời, vì vạn vật đổi thay cuộc sống vốn vô thường, một là tất cả, tất cả chỉ là một.

Cũng từ chuyến đi này đến mỗi địa danh thánh tích, tôi  luôn cầu nguyện Ngài gia hộ cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, dưới ánh đạo vàng mười phương chư Phật Ngài gột rửa thân tâm, khai mở trí tuệ cho tất cả chúng sinh để mọi người đều được an nhiên tự tai. Trên đây là một vài cảm niệm viết ra về miền Đất Phật linh thiêng màu nhiệm tự đáy lòng của tác giả, chắc không tránh khỏi khiếm khuyết, kính mong các độc giả, nhà khoa học lượng thứ, góp ý cho tác giả để bài viết sau tốt đẹp hơn.

Về miền Đất Phật

Về miền đất Phật xa xăm

Nepal Ấn Độ ngàn năm lưu truyền

Chúng sinh trên khắp mọi miền

Hướng về thánh tích cha hiền Thích Ca

Cùng học giáo lý Phật Đà

Tu tâm, sửa tính mới là chân tu.

Một số hình ảnh ghi được khi về miền Đất Phật Tổ

IMG_0141

Hình ảnh Diệu Trinh hát Quan họ bài hát: Người ơi người ở đừng về

IMG_0143

 IMG_0136

Hình ảnh: Đoàn làm từ thiện cho nhân dân

IMG_0139

cau thi la P niet ban

Nalanda_university

  ban do An Do

Bản Đồ toàn cảnh  đất nước  Ấn Độ

NAM MÔ BẢN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT CHỨNG MINH!

Xin cảm ơn./.

***

[1] Phật tử Ngô Thị Tuyết: chị hai quan họ làng Diềm, Viêm Xá, Hòa Long, TP Bắc Ninh

[2] Lumbini (Lâm Tỳ Ni) là một trong những nơi hành hương nổi tiếng của đạo Phật tại quận Rupandehi thuộc Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal nằm cách biên giới Sonauli Ấn Độ khoảng 36 km. Nơi này được cho là hoàng hậu Mayadevi (Mada) đã sinh ra Siddhartha Gautama (Tất-đạt-đa), người sau này trở thành Phật Thích Ca và đã khai sinh ra Phật giáoĐức Phật đã sống trong khoảng thời gian 80 năm từ năm 563 đến 483 TCN. Lâm Tỳ Ni là một trong 4 nơi hành hương nổi tiếng và cũng là những nơi quan trọng gắn liền với đời sống của Đức Phật

[3]Bodhgaya Bồ Đề Đạo Tràng: là một thành phố ở quận GayaBiharẤn Độ

[4] Varanasi (tiếng Hindi: बनारस): Ba La Nại là một thành phố thánh và là trung tâm trong suốt hàng ngàn năm của Hindu giáo nằm bên bờ sông Hằng ở bang Uttar PradeshẤn Độ. Nơi đây còn là một trong Tứ thánh địa của Phật giáo với vườn Lộc Uyển Sarnath nơi Đức Phật Thích Ca thuyết bài Pháp đầu tiên sau khi thành đạo. Đây là một trong những thành phố có dân định cư liên tục cổ nhất thế giới, có lịch sử từ hàng ngàn năm.

[5] Kushinagar: Câu Thi Na là một thị xã và là một nagar panchayat của quận Kushinagar thuộc bang Uttar PradeshẤn Độ. Theo Kinh Đại Bát Niết-bàn (Maha-parinirvana Sutta) và căn cứ dấu vết khảo cổ hiện đại, Kushinagar là nơi Đức Phật nhập diệt (Niết Bàn)

Bài viết khác