TÌM HIỂU GIÁ TRỊ THIỀN HỌC CỦA THIỀN SƯ ĐẠO HẠNH VÀ HUYỀN QUANG ĐỐI VỚI PHẬT TỬ

Đại đức. Tiến sĩ. Thích Quảng Hợp

Tóm tắt: Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất lâu vàluôn đồng hành cùng dân tộc. Nói tới Phật giáo là nói tới Thiền học, cách tu thiền cốt giác ngộ Phật tính, Tâm Không, tự tại, góp phần hướng con người thoát khổ an vuikhông thể thiếu trong nhà Phật cũng như ở xã hội. Giá trị thiền học giúp cho con người nhìn nhận thực tại bản thân con người và thế giới rõ ràng hơn, không bị kẹt chấp vào tham, sân, si của cuộc đời. Muốn thoát khỏi cuộc sống khổ đau thì cần phải nghiên cứu Thiền học một cách nghiêm chỉnh, không được bóp méo chất thiền của chư Phật Tổ bao đời xưa đã mất công tu luyện mới có thể giác ngộ ra chân lý, diễn bày cho ta tu học ngõ hầu để giác ngộ, giải thoát bản thân, cứu độ tha nhân.  Trong cuộc sống hiện tại, sự phát triển khoa học công nghệ 4.0 đã đem lại nhiều kinh tế, vật chất, văn hóa, soi dọi chân lý giá trị Thiền học đáng kể, lợi ích Phật pháp được khẳng định vai trò đứng vững ở xã hội đáng được tuyên dương. Tuy nhiên, một số thành phần tiếp cận Phật giáo không kỹ không hiểu Phật pháp sâu sắc, không hiểu giá trị Thiền học tới chốn đã cho rằng đạo Phật không lợi ích, giá trị Thiền học không hợp với  Phật tử thời đại hiện nay. Là một tu sĩ Phật giáo, thẩm sâu về thiền học, lắng nghe về cuộc sống xã hội phản ánh, thôi thúc tác giả viết bài về giá trị Thiền học đối với Phật tử hiện nay, góp phần ổn định xã hội phát triển vững vàng hơn, thực tướng vô tướng an tâm. Bài viết này chia làm các phần chính sau: 1. Đôi nét về Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Huyền Quang; 2. Giá trị Thiền học của Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Huyền Quang;  3. Kết luận.

Từ khóa: Thiền học, Đạo Hạnh, Huyền Quang, Phật Tâm, Phật tử.

1. Đặt vấn dề

Như chúng ta đã biết, Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, với giáo lý Thiền học gốc của Phật hòa quyện với đời sống xã hội Việt Nam rất ý nghĩa, góp phần xã hội ổn định, phát triển. Nếu như bên Ấn Độ có Thái Tử Tất Đạt Đa xuất gia giác ngộ dưới gốc cây Bồ Đề trở thành hiệu Thích Ca Mâu Ni Phật vào thế kỷ VII Trước Công Nguyên, thì ở Việt Nam có Vua Trần Nhân Tông xuất gia lên núi Yên Tử tu hành giác ngộ có công hợp nhất ba dòng thiền thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm nét Thiền học của Việt Nam. Theo dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam, cho thấy nhiều người Việt Nam đã xuất gia tu hành giác ngộ, giải thoát, vừa là nhà Phật học trứ danh, vừa là nhà thơ kiệt xuất, ví dụ như thời Lý thời Trần, Phật giáo phát triển chiếm ưu thế trong xã hội xem như quốc giáo. Ví dụ như Thiền sư Từ Đạo Hạnh là một thiền sư người Việt Nam thời Lý. Thiền sư Huyền Quang người Việt Nam thời Trần, hai vị này đều là Thiền sư rất giỏi, nhiều ý kiến trái chiều thắc mắc về vấn đề lịch sử, năm sinh, quê hương, giá trị thiền học chính tín hay mê tín, có lợi ích tích cực đối với Phật tử hiện nay, cần phải làm rõ, góp phần tâm sức vào phụng đạo yêu nước, hộ quốc an dân, ổn định xã hội, phát triển đỉnh thịnh.

2. Phương pháp nghiên cứu

Bài viết này sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: So sánh, đối chiếu, phân tích, chứng minh, xã hội học, điền dã…để làm rõ thêm về giá trị thiền học của Thiền sưTừ Đạo Hạnh và Huyền Quang đối với Phật tử Việt Nam và nước nhà ổn định, tốt đẹp.

3. Nội dung

3.1. Đôi nét về Thiền sư Đạo Hạnh và Thiền sư Huyền Quang

Đôi nét về tiểu sử Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Thiền sư Từ Đạo Hạnh (chữ Hán là 徐道行) thế danh Từ Lộ (1072 – 1116) là con của quan Đô sát Từ Vinh vàbà Tăng Thị Loan. Sư tính tình điềm tĩnh, có chí lớn, ban đêm ham đọc sách, ban ngày chơi thổi sáo, đá cầu thư giãn, đây là sự biểu hiện của thiền học nội tâm rất lớn. Sư có tâm cần cù chăm chỉ tinh tiến học hành sau đã thi đỗ Tăng quan, do vua tổ chức.

Sư vốn là người có tri thức, tham thiền các chốn tùng lâm. Sau sư trụ trì Chùa Thiên Phúc trên núi Phật Tích, nay là núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Nơi sinh Thiền sư Từ Đạo Hạnh có lập chùa Chiêu Thiền hay gọi là Chùa Láng để thờ Sư. Chùa Láng nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Nên ca dao có câu:

Nhớ ngày mùng bảy tháng ba

Trở về chùa Láng trở ra hội Thầy”.

Hình ảnh tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh tại chùa Thầy, Ảnh: Internet

Ở đây ta cần nhấn mạnh vấn đề Thiền sư Từ Đạo Hạnh tự thuở nhỏ Ngài đã từng hiểu thiền học, biết tu thiền để cân đối thân tâm khỏe mạnh mới có thể học tu hành tốt hơn,ngoài ra còn thời gian ngài trầm tư cuộc đời về thiền học, tu sửa bản tâm.

Qua đây ta thấy, thiền học của Thiền sư Từ Đạo Hạnh tuyệt vờit, học tham vấn thiền hoát nhiên đại ngộ mau nhẹ. Có thể nói, Thiền sư đắc pháp ở Thiền sư Sùng Phạm ở chùa Pháp Vân.

Học thiền đã chứng, Thiền sư Từ Đạo Hạnh theo thứ lớp hóa duyên, tùy duyên mà Ngài hóa độ chúng sinh.

Một lần, có vị tăng hỏi Thiền sư Từ Đạo : Đi đứng nằm ngồi thảy đều Phật Tâm, vậy thế nào là Phật tâm?

Thiền sư Từ Đạo Hạnh đáp bằng bài kệ “Hữu Không”?

Chữ Hán

有空

 

作有塵沙有,

為空一切空.

有空如水月,

勿著有空空.

 

Phiên âm:

Hữu Không

Tác hữu trần sa hữu

Vi không nhất thiết không

Hữu không như thủy nguyệt

Vật trước hữu không không

Dịch nghĩa:(Có Không

Có thì có tự mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Có không trăng đáy nước

Đừng mắc có cùng không)

Đại ý bài kệ này đã chứng tỏ sự chứng đắc về thiền về Phật tâm rất rõ ràng, sự giác ngộ về Phật tâm là vô tướng, với tâm Phật vô tướng ấy khi đủ duyên thì sinh ra các pháp, thực thể vốn không, không thể nhìn Phật tâm ở sự trơ lì cứng nhắc. Sự chứng đắc về Phật tâm cần có một cơ thể bình an, một con tâm chứa tứ vô lượng tâm vô ngã, tức Tính Không, vô tướng. Sự giác ngộ về thiền của Thiền sư giúp cho các đệ tử tại gia và xuất gia đều thích thú học hỏi, về thiền học, tu thiền để chính giác. Như học giả đang nghiên cứu học hỏi về thiền học của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, cũng như của Thiền sư Huyền Quang. Trên là vài nét về Thiền sư Từ Đạo Hạnh và thiền học của Ngài. Còn giá trị thiền học của Thiền sư Huyền Quang được thể hiện dưới đây.

Về Thiền sư Huyền Quang

Thiền sư Huyền Quang (玄光禪師), thế danh Lý Đạo Tái (李道載), (1254 – 1334), quê làng Vạn Tải, Châu Nam Sách, lộ Lạng Giang xưa, nay là xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, vốn là nho sĩ thi đậu Trạng nguyên (Tiến sĩ) vào thế kỷ 13 và 14 triều đại nhà Trần. Thiền sư Huyền Quang làm quan duyên đủ rũ bỏ ngôi quan xuất gia tu hành theo học thiền học của Thiền sư Pháp Loa, sơ Tổ Trúc LâmTrần Nhân Tông. Tại gia Ngài đã thông minh học giỏi, học một biết mười, được người đời ví Người như Nhan Hồi Á Thánh của Khổng Tử. Trong quá trình tìm hiểu về cuộc đời tu hành và những tác phẩm của Ngài, ý gì liên quan tới Ngài đều có ý nghĩa thâm thúy sâu xa. Vì thâm thúy của các pháp được gợi lên từ lan tỏa đức tu chân thật của Ngài, không ngoài giáo lý Thiền học. Trong bài viết này, bên ngọn đèn thiền học khuya, người viết xin luận về giá trị thiền học của Thiền sư Huyền Quang thông qua chữ “Tức” trong Bài thơ “Xuân Nhật Tức S” của Thiền sư Huyền Quang. Nhiều người thiền học ít đạo cứ thấy chữ “tức” là cho là phiền não, khổ sở, tức giận…Chữ “Tức” đây thì là kết quả của thiền học, nhận biết của thiền sư Huyền Quang phản ánh về cảnh vật của mùa xuân, thật tươi đẹp, thân thiện, chữ tình, vi diệu.

Giá trị thiền học của Thiền Sư Huyền Quang thông qua Chữ “Tức” này được hiểu như triết lý về: Duyên, Nhân Duyên trong nhà Phật.

Phân Tích chữ “Tức” trong Xuân Nhật Tức Sự của Thiền Sư Huyền Quang. Toàn văn Bài thơ Xuân Nhật Tức Sự bằng chữ Hán:

二八佳人刺繡遲

紫荊花下囀黃鸝

可憐無限傷春意

盡在停針不語時

 

Dịch nghĩa:

Duyên Cảnh Ngày Xuân

(Thêu gấm nhè nhẹ dáng mỹ nhân

Líu lo oanh hót khóm hoa gần

Đáng thương vô hạn, thương xuân ý

Chỉ tại dừng kim chẳng hỏi thì)

Bài thơ của Thiền sư Huyền Quang trên cho ta hiểu chữ “Tức” như là một khái niệm, diễn tả triết lý Nhân duyên, những điều kiện cần và đủ, hay những cái thấy của các giác quan rõ biết như thật về sự đời, sự vật của muôn pháp.

Chữ Tức ta có thể thấy rất rõ trong Tâm Kinh Bát Nhã ta thường đọc như là: “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc”. Sắc là cái Không, Không là cái Sắc. Hay Sắc duyên là không, không duyên là sắc. Nghĩa là chữ Tức: Duyên” này, có thể dùng phép thiền quán theo thể triết lý Nhân duyên, vô ngã của nhà Phật có thể thấu hiểu được bài thơ “Xuân Nhật Tức S”này.

Bài thơ Xuân Nhật Tức Sự dịch là Duyên Cảnh Ngày Xuân. Cho ta thấy tác giả trong cảnh thiền, mùa xuân về muôn hoa đua nở, lòng người tu rất hân hoan trong chính thiền, nhân một ngày xuân tác giả tĩnh lòng, thân tâm an lành, Ngài nhận diện quán thấy có nhiều cảnh vật hiện lên, nhưng Ngài đại diện ghi lại mấy cảnh ghép thành câu thơ cho đời. Như hình ảnh cô thiếu nữ xinh đẹp 16 tuổi đang nhẹ nhàng thêu gấm (二八佳人刺繡遲: Nhị bất giai nhân thích tú trì), cảnh như thật thấy.

Tác giả còn thấy: tiếng chim hót líu lo, bên khóm cây gần (紫荊花下囀黃鸝: Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly). Tiếng con chim oanh hót líu lo như là tiếng pháp Nhân duyên cùng khóm cây, khốm hoa. Tạo nên cảnh hữu tình chim oanh thuyết pháp, líu lo vui mà không lo, không buồn. Cảnh thật thơ mộng, đẹp như cảnh Tây phương của Phật A Di Đà hiện ngay trong hiện tại.

Với sự tu giác của tác giả vạn pháp giai không, Nhân duyên vô ngã, nên Ngài luôn mở lòng từ bi, tình thương vô hạn, thương xuân ý. Nguyên văn là (可憐無限傷春意: Khả liên vô hạnh thương xuân ý). Trong cuộc đời Ngài bé thì chăm học, lớn lại chăm tu, là một con người thuộc lớp Tổ sáng bừng trong cửa Thiền gia. Ngài như là Ngài A Nan đa văn uyên bác thời Phật tái sinh. Nên trí nhớ, lòng từ bi bình đẳng, nam – nữ như nhau được nối truyềnhướng người giác ngộ, an vui. Xưa A Nan thương phái nữ xin Phật cho đi tu giờ mới có ni chúng vào hàng Tăng. Nay Thiền sư Huyền Quang có tinh thần từ bi thương chúng sinh, làm thơ về cô thiếu nữ, những bông hoa, tiếng chim oanh hót tô đẹp cho đời, tâm không dính cảnh, có sao đâu?

Thiền sư viết câu cuối rất giá trị: Chỉ tại dừng kim chẳng mở lời (盡在停針不語時:Tận tại đình châm bất ngữ thì). Câu thơ này tác giả cho ta hiểu rằng, khi con người tu hành cần hiểu về sự vật và hiện tượng tồn tại hay thay đổi, từ dạng này sang dạng khác, tướng của chúng thì khác nhưng tính thể bất sinh bất diệt thì không đổi. Nhìn cảnh vật ở thể thực của nó, hay biến hóa của chúng phải là Duyên thể là không, Không thể diệu hữu. Để tình thương như thật, cần tu tập hành thiền trong hằng nhật mới có an lạc thực sự. Khi con người tu giác ngộ được chữ “Tức”, tức là, tức Nhân duyên thì con người ta có thể dừng kim, sống với vô ngôn không cần mở lời cũng hiểu đời vui đạo. Ta đọc bài thơ Xuân Nhât Tức Sự xong, ta lại nhớ tới Thiền sư Ngô Ngôn Thông thế kỷ thứ 89. Ngài không nói, nhưng Ngài hiểu tường tận thực tướng của các phápthể vốn dĩ như thế, nói không nói chỉ là một, nói chỉ là phương tiện độ sinh.

3.2. Cách tiếp thu g trị thiền học của Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Huyền Quang đối với Phật tử xưa và nay.
3.2.1. Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Huyền Quang có những điểm tương đồng

Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Huyền Quangđều là thiền sư của Việt Nam, tu theo tư tưởng Phật Thích Ca Mâu Ni, quán chiếu các pháp duyên sinh vô ngã. Ví dụ tương tưởng vô ngã của của Thiền sư Từ Đạo Hạnh qua bài “Hữu Không” cả thảy đều Không hay có không phải ngoan không cứng nhắc, qua đó cái thấy đều phải là như thực thấy, không nên kẹt chấp vào một vấn đề nào, mục đích là biết đối tượng để dùng phương tiện khai thị để người học đạo đại giác. Thiền sư Huyền Quang qua bài “Xuân nhật tức sự” ta thấy ngài cũng giác ngộ đạo và nhìn toàn cảnh qua triết lý duyên sinh vô ngã, duyên cảnh thì thấy chất mùa xuân, xuân này là vô ngã, tâm thanh tịnh.

Hai thiền sư đều cho rằng, nhân sinh quan và thế giới quan Phật giáo đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, tất cả đều do thất đại mà ra.

Hai thiền sư đều là thi sĩ, chất thơ bay bỏng, chứng tỏ giá trị chứng thiền rất sâu sắc, giúp người đọc dễ nhớ, tập trung vào để thiền, nghiên cứu tu theo. Hai thiền sư luôn có niềm tin vào triết lý nhân quả. Có tu có chứng, luôn chú trọng tâm không (diệu hữu) làm chủ đạo.

Đều hướng con người tu giác ngộ, giải thoát.

Theo tư tưởng nhà Phật, hay nói theo Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ thế kỷ 1-2 cho rằng ai thấy được pháp duyên khởi là người ấy thấy Phật, vậy thì hai thiền sư đều thể hiện trong tư tưởng luận, thơ của mình như đã tỏ duyên sinh vô ngã, như Phật và Bồ tát vậy.

3.2.2. Một số điểm khác biệt của Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Huyền Quang

Thiền sư Từ Đạo Hạnh sinh ra và lớn lên xuất gia học đạo giác ngộ trước Thiền Sư Huyền Quang như trên đã chỉ rõ.

Các tên bài thơ của hai thiền sư đều khác nhau nên nội dung, ý nghĩa của thơ cũng khác nhau: Như Thiền sư Huyền Quang có bài: Cúc hoa,  Địa lô tức sự, Sơn vũ,Xuân nhật tức sự ..; Thiền sư Từ Đạo Hạnh có các bài như: Giáo trò, Hữu Không, Kệ Thị Tịch, Thất châu, Vấn Kiều Trí Huyền…

Thiền học của hai Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Huyền Quang đều giúp cho Phật tử hiểu về thiền học như là môn học về thiền, nhằm hiểu để tu thân khỏe mạnh, mát mẻ, tâm sáng, giác ngộ tâm và pháp đồng một thể Không, vô ngã. Để giác ngộ thiền thì Phật tử cần tập trung tư tưởng quán chiếu các pháp duyên sinh vô ngã. Nhờ có quán chiếu các pháp vô ngã, tâm lại có tứ vô lượng tâm “từ, bi, hỉ, xả” bao la, nhờ có thiền học của hai thiền sư, cách tu và cách chứng giúp cho Phật tử hiểu về phương tiện, tu tập lấy công đức từ bi, hành thiện để giúp đỡ chúng sinh rõ sinh tử, giác ngộ giải thoát. Nhờ có thiền học của Phật của các bậc tiền bối mà hai thiền sư đều tiếp thu hành thiền, tu theo Tâm Đà La Li của Phật và Bồ tát để lại những bài kệ về Phật tâm – Có không, Cảnh sắc của mùa xuân đầy ý nghĩa.

Ảnh vào cửa không, Ảnh: Internet

Nhờ thiền học, học thiền ta hiểu về tâm phật trong chính tâm ta, không cần phải tìm đâu xa. Để cuộc sống bình an, thì con người cần phải học thiền thật tốt, thiền quán chiếu vạn pháp (sự vật, hiện tượng) theo duyên gá giả hợp mà thành, thực thể của nó vốn không, nên các phiền não, tham, sân, si, chúng cũng đều vô tướng, hiểu được như thế, ta dễ dàng làm chủ sự tạo tác hành nghiệp của mình năng làm việc lành, không làm việc ác, tinh tiến tu tập, thực hành tứ vô lượng tâm dễ dàng được giác ngộ, an lạc trong đời sống hiện tại.

Như Thiền sư Thích Nhất Hạnh thế danh là Nguyễn Đình Lang, sau đổi thành Nguyễn Xuân Bảo (sinh năm 1926 mất năm 2022) là một giảng viênnhà vănnhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội và nhà hoạt động hòa bình từng bằng con mắt thiền học, sự tu chứng, minh nghiệm bao năm học thiền của Phật, nghiên cứu rất sâu về tư tưởng thiền học của Thiền sư Huyền Quang, trên lập trường vô tướng, nhận xét rành rọt về thiền học của Huyền Quang như sau: “Tiếc rằng ta không còn đọc được những sáng tác của ông về Phật học để được biết qua tư tưởng thiền học của ông. Trong bài thơ Chùa Diên Hựu, Huyền Quang có viết những câu sau đây có thể nói là tư duy của ông về vấn đề đạt đạo:

Thành ngăn tục lụy trần không vướng

Cửa mở vô ưu mắt rộng tầm

Thấy được thị phi cùng một hướng

Ma cung Phật quốc cũng ngồi chung.

(Vạn duyên bất nhiễu, thành già tục

Bán điểm vô ưu, nhãn phóng khoan

Tham thấu thị phi bình đẳng tướng

Ma cung Phật quốc hảo sinh quan.

Giới và Ðịnh là những bức thành để ngăn giữ không cho phiền não thâm nhập. Giữ tâm hồn thanh thoát không lo lắng thì tầm mắt có thể nhìn xa thấy rộng, khi tham khảo đạt được đến nền tảng chung của những cặp đối lập như thị-phi, mê-ngộ, thì cái nhìn “nhị kiến” không còn, lúc ấy không còn sự đối lập “Ma − Phật” nữa, và cảnh nào cũng là cảnh Phật, Ma cung cũng trở thành Phật quốc.

Trong bài kệ bằng chữ Nôm viết ở cuối bài phú Vịnh Chùa Hoa Yên, Huyền Quang có hai dòng sau đây:

Biết được tính ta nên Bụt thật

Ngại chi non nước cảnh đường xa.

Ông muốn nói: Nếu ý thức được tự tính giác ngộ sẵn có nơi mình thì sẽ không còn thấy con đường tu trước mắt xa thẳm nữa. Thiết tưởng từng đó cũng cho ta thấy được quan điểm thiền học của Huyền Quang. Qua những câu trao đổi giữa Huyền Quang và Pháp Loa bên giường bệnh của Pháp Loa, ta có thể thấy những nét chính của tư tưởng Huyền Quang về vấn đề tu chứng:

Sống và chết chẳng qua là hai phương diện cùng một thực tại, cái mà thiền sư Lâm Tế gọi là chân nhân vô vị (con người thực, không có vị trí trong không gian và thời gian). Thực tại này không vì sinh mà có, không vì diệt mà mất.

Nếu ai thực chứng được thực tại bất sinh bất diệt ấy nơi bản thân thì người ấy sẽ đạt đạo và thoát khỏi sinh tử, hoàn toàn tự do. Chưa thực chứng được thì những lời tuyên bố về thực tại chỉ có tác dụng làm cho kẻ khác lầm lạc. Bản chất của Phật giáo là sự thực chứng mà không phải là kiến thức thu thập được từ giáo điển và thầy tổ.Đoạn nhận xét trên Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã không dừng lại ở nhận xét thiền học đơn thuần, mà ngài đã chỉ ra rằng thiền học của Thiền sư Huyền Quang đã được hóa thân vào các pháp, thể hiện ra bằng câu thơ chữ Nôm trong bài Phú vịnh Chùa Hoa Yên Huyền Quang Thiền sư viết: “Biết được tính ta nên Bụt thật/ Ngại chi non nước cảnh đường xa”. Thiền sư Thích Nhất Hạnh rất ưng hợp tư tưởng giản dị nhập thế cứu đời, không bị đời lôi cuốncủa Thiền sư Huyền Quang. Một thiền sư học Phật tu phật hiểu về thiền học của Thích Ca, của thiền sư Huyền Quang  đã truyền cho ta hòa quyện vào tâm ta, giúp cho nhận thức thiền học của ta là tự nhiên vốn có của các pháp, cốt người thiền học cần hiểu được tâm ta vốn có Phật, mà Phật trong ta hiển lộ chỉ cần trước tâm thanh tịnh, tính hiền, tính từ bi – hỉ – xả là vô tướng, Bụt thật nhờ đó mà hiển bầy. Một khi hiểu được Bụt thật, tính ta rồi thì đi đứng nằm ngồi đều thiền thiện của nhà thiền. Khi thiền tốt thì việc đoàn kết, yêu thương tăng đoàn, giúp đỡ xã hội thì càng tốt thêm, đó là điều đơn giản. Trước khi xuất gia, Thiền sư Huyền Quang là một trạng nguyên học giỏi ẩn tướng, người từng tu kiếp trước,  hiện thân tại làng Vạn Tải huyện Gia Lương ngày xưa (nay là Gia Bình) để buông bỏ cuộc đời giả tạm ở thế gian để nương Thiền sư Trần Nhân Tông tu hành để đắc pháp, giáo hóa độ chúng sinh nhiều hơn. Đó là tư tưởng hướng thiền học thiền, tư tưởng thiền học rất chất văn chương của Thiền sư Huyền Quang trong đạo mà không xa lánh đời. Tư tưởng thiền học của Huyền Quang rất hồn nhiên, yêu đời qua bài Xuân Nhật Tức Sự mà chúng ta đang phân tích để thấy được chất thiền học trong thơ của Ngài.

Trên đây là một số giá trị Thiền học của hai vị thiền sư Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Huyền Quang đối với Phật tử hiện nay, giúp cho Phật tử tỉnh thức, phản quan tự kỷ tu theo chính đạo, chắc có thể có học giả khác có ý kiến khác về giá trị thiền học đối với Phật tử, mong các vị đại xá có thể góp ý để người viết tiếp thu thêm. Đồng thời nhân đây, qua hội thảo cũng mong các học giả trao đổi tìm hiểu rõ hơn về năm sinh năm mất của Thiền sư Từ Đạo Hạnh hơn. Các Phật tử đều học hỏi được tư tưởng tinh tiến tu tập của hai thiền sư, học hỏi được cách làm thơ của hai thiền sư, biết được “tức sự” của Huyền Quang với tư tưởng “như như” của Từ Đạo Hạnh là một chứ không phải khác, mà có khác không phải khác chấp kẹt.

Hai thiền sư đã giúp cho các tín đồ Phật tử Việt Nam xưa nay học hỏi được phép thiền quán tương tức, duyên sinh vô ngã qua “tức” nghĩa là tức là duyên sinh, như như. Hai thiền sư nhắc ta tu thì sẽ giác, dẫu chứng đạo rồi muốn bình an cũng luôn phải tu bình thường mới có cuộc sống an lạc đích thực.

Các Phật tử dù tại gia hay xuất gia học hỏi được các sống giản dị của hai thiền sư và khẳng định rằng để tồn tại trong cuộc đời thì bản thân cần phải tinh tiến tu thiền, dù đốn ngộ hay tiệm ngộ cũng đều là phương tiện để tu, mục đích nương thuyền để sang bờ bên kia.

Mặc dù, hai thiền sư đã để lại cho hậu sinh những giá trị kinh nghiệm, bài học quý về các tu để có giác ngộ, nhận thức cuộc sống để không bị tà mê. Qua bài này, hai thiền sư nhắc nhở các phật tử tinh tiến tu học, muốn giác ngộ sớm thì cần phải tích lũy kiến thức như là chọn được phương tiện phù hợp, giác ngộ rồi thì nhìn nhận xử lý công việc trong cuộc sống hiện nay tốt hơn.

Để các phật tử hiểu về giá trị thiền học của hai thiền sư Huyền Quang và Từ Đạo Hạnh thì các Phật tử cần trao đổi thông tin và năng đi điền dã để tiếp cận kiến thức Phật học để ứng dụng vào tu tập an lạc trong tâm thức, lan tỏa thiền học của Phật tới mọi nơi.

4. Kết Luận

Qua quá trình tìm hiểu về Giá trị thiền học của Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Huyền Quang (khoảng từ thế kỷ XI – XIII) có thể thấy lược sử của hai thiền sư, giá trị thiền học quán pháp duyên sinh, thực thể vốn không, sắc không tương tức, học thiền để tỏ đời yêu đời mến đạo, hòa hợp cộng trụ, sống vị tha. Là bậc chân tu thì xuất gia hay ở tại gia khi được hướng dẫn tu thiền học Phật thì sẽ ắt chứng đắng tâm không, tâm tu hòa với vũ trụ là một. Sống an lạc trong từng phút giây. Một khi giác ngộ thì: “Đàn chỉ khoảnh khắc sát na gian”. Nhờ hai tấm gương của thiền sư Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Huyền Quang giúp cho các Phật tử tin vào lời Phật thanh lọc tâm thức, sống làm lành lánh dữ, nhập thế cứu đời.

Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Huyền Quang là hai thiền sư cũng là hai thi sĩ sâu sắc triết lý tính không, con người với thiên nhiên hòa hợp, giá trị thiền của các vị xuất gia để hiểu đạo định vị tâm người tu là để cứu đời bớt khổ, người hoằng pháp đem lại lợi lạc niềm vui cho tất cả chúng sinh, không riêng một ai.

Nhờ thiền học của hai thiền sư giúp cho các Phật tử hiện nay thời công nghệ 4.0 tin vào Phật giáo Việt Nam hơn, tin vào ban hướng dẫn Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hơn. Vì Ban hướng dẫn này đã có những thiện tri thức, thiền sư là người xuất gia và tại gia tham gia công tác Phật sự để hoằng pháp, đem giáo lý cao quý, thiền học lan tỏa rộng hơn, thiền học là môn học đạt tới giác ngộ cứu kính, giải thoát.

Một khi các Phật tử, gia đình, tự viện các vị đã ngấm thiền học tu thiền có kết quả khả quan, góp phần đóng góp vào xây dựng trí thiền, vật thiền vào xã hội, góp phần vào sự đoàn kết Giáo Hội Phật giáo Việt Nam vững mạnh, cũng là góp phần vào toàn dân tộc Việt Nam ổn định, phát triển bền vững.Để ổn định phát triển đất nước hiện nay, Tăng ni cần học hỏi, tinh tiến tu tập thiền đúng cách,gương mẫu, thấu hiểu về thiền học, thực hành thiền thật chuẩn, vì lời nói là vàng “Lời nói chẳng mất tiền mua, lực lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Để lựa được thì cần phải thiền, tư duy về triết lý sắc – không, nhân quả, như nhưthật chắc chắn giống thiền học của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh và Huyền Quang thì không sai lầm, nếu sai là sửa, sửa thì mới hoàn thiện. Vì Phật dạy trong Kinh: Trên đời chỉ có hai loại người là cao quý. Một là người không bao giờ làm điều ác. Hai là người biết sửa lỗi. Nhị vị thiền sư thường nhắc Phật tử chú ý tới vấn đề “tức” hay “như như” của Huyền Quang và Từ Đạo Hạnh cũng là triết lý duyên sinh vô ngã, tâm tức Phật. Học giả xin mượn lời kệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông để nhắc lại giá trị thiền học tùy duyên của nhà Phật và của thiền sư nói chung:

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói đến thì ăn mệt ngủ liền

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.

Giá trị tu thiền học của thời Lý Trần nói chung và thiền học của hai thiền sư trong bài này tác động mạnh mẽ vào cuộc sống, nhận thức của Phật tử tu đạt giác ngộ, chính niệm sống tự tại, trách nhiệm với đời, nhưng không hề kẹt chấp, hương thiền bay xa, góp phần bảo vệ xây dụng đất nước ngày nay, thực tướng vô tướng, muôn sự trong lòng vững vàng nơi tâm!

5. Tài liệu tham khảo

– Thích Thiện Hoa (2007), Phật học phổ thông (3 quyển:1,2,3), Nxb Tôn giáo.

Đoàn Trung Còn, (2009), Phật học Từ Điển, Nxb. TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Lang, (2012) Việt Nam Phật giáo sử luận ( tập1,2,3) Nxb Phương Đông.

Thích Thanh Quyết, Trịnh Khắc Mạnh (2018), Trúc Lâm Yên Tử Phật giáo Tùng Thư, Nxb. khoa học xã hội

Thích Thanh Từ (2018), Tam Tổ Trúc Lâm giảng giải, Nxb Hồng Đức.

Thích Thanh Từ (2020), Thiền Sư Việt Nam, Nxb Hồng Đức

Thích Thanh Điện, Thích Đức Thiện, Đại đức Thích Đạo Thịnh, Nguyễn Văn Tuân (đồng chủ biên, 2020), Một số hoạt động Phật sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế, Nxb Tôn giáo.

– Nguyễn Quang Khải – Thích Đức Thiện (2021), Phật giáo Bắc Ninh trong lịch sử, Nxb. khoa học xã hội.

Viện Trần Nhân Tông (2021) Cư sĩ Phật giáo Trong Lịch sử, Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 730 năm Tuệ Trung Thượng Sĩ viên tịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

– Tài liệu tham khảo Tọa đàm về: “Thân thế và sự nghiệp hoằng pháp của Thiền sư Huyền Quang” tại chùa Song Quỳnh, Bắc Ninh, 2022.

Đăng: Phúc Trí

Bài viết khác