Lễ Nhà Chú Ý


*
Theo dòng chảy của câu: “Tâm xuất Phật biết”.
Chuyện kể ngày xưa có một thày ngủ mơ đi khấn về vân.
Mình đi khấn như lên lớp giảng bài.
Có lần mình lễ đằng trước về nhà mới cho ông con, thì mấy ông bố bà mẹ ngồi phía sau nói chuyện đông Tây mày tao chí tớ quá cả họp chợ. Chuẩn bị vào lễ mà nghĩ chả nhẽ đứng lên đi bộ về không hành lễ nữa.
Lòng mình nhất tâm khấn như một bài nghiên cứu khoa học đặt vào gia đình thiếu ý thức như thế thật phí, thật buồn…
Mong rằng lần sau, gia đình nao nhờ các thày đến cúng khấn gì thì nói chuyện tế nhị, chủ nhà nên phân chia nơi khấn tâm linh, nơi tiếp khách, nơi sắp cỗ rõ ràng.
Quan trọng là nói năng và hành động tế nhị văn hoá. Nhà nhiều phòng xá, chỗ tiếp khách có khách cần biết ý, chỉ cần tiếp cẩn thận. Nhà nghèo, họ lễ phép, giữ ý mình để ý là biết, là quí, đáng nể.
Còn vấn đề lễ dài hay ngắn không quan trọng, miễn là khấn lễ đầy đủ.
Một người khấn tốt như một cô giáo giảng hay như tiết dạy 45’ cô có thể chỉ cần dạy 35-40 phút, thậm chí 20 phút là cả lớp hiểu bài sâu sắc, thòm thèm học thêm…
Mùa dịch, nhiều gia đình rất khá, nhiều gia đình rất khó khăn. Nhưng cái tâm đức vốn sẵn có cao quý trong lòng mỗi người chỉ cần khêu ra là được.
Như Tổ Tung từng dạy: “ Tôn mạc tôn hồ đạo.
Mỹ mạc mỹ hồ đức”.
Đúng thật cái “Đức – hạnh” của người là cái cao quý nhất vậy.
Điều quan trọng đủ duyên việc đến chia sẻ cho nhau biết về giữ ý như sen như bó hoa chúc mừng nhớ mãi.
A di đà Phật.
16.9.21
ST

Bài viết khác