Bồ Tát tu gì?

Bồ tát suy nghĩ về tứ đại như rắn độc, nên sợ hãi mà quay lại mình lo tu Bát thánh đạo.

(Bánh xe pháp tám nhành (thánh đạo) tượng trưng Phật thuyết pháp ở sarnath (Lộc uyển = vườn nai) Ấn Độ xưa)
Bát thánh đạo
( 八正道) là một bản tóm tắt ở thời kì ban đầu về con đường của các phương pháp thực hành trong Phật giáo để dẫn đến sự giải thoát khỏi cảnh luân hồi, thoát cảnh tái sinh đau khổ, đạt tới niết bàn.  

Bát thánh đạo (Chánh – chính đạo) bao gồm tám pháp thực hành: 1. thánh kiến, 2. thánh tư duy, 3. thánh ngữ, 4. thánh nghiệp, 5. thánh mạng, 6. thánh tinh tấn, 7. thánh niệm và 8. thánh định.

Ví dụ: thánh kiến là cái thấy vạn pháp do nhân duyên hoà hợp mà thành, thực tướng vô tướng. Như thấy Trần Quân (tứ đại: địa, thủy, phong, hỏa)  đang trồng cây Cẩm Tú Cầu ở trước nhà Tổ Chùa Song Quỳnh là thật, việc thực như thế là do nhân duyên gá hợp mà thành, thực việc trồng ấy, thể tính vốn vô tướng, thanh tịnh không sai khác vậy.


(Trần Quân trồng cây Cẩm Tú Cầu, 6.4.2024)

Cũng như thánh tư duy, suy nghĩ rõ ràng Phật tử Phúc Thơm trồng lan ở Chùa Diềm tốt mơn mởn như chính pháp. Ảnh dưới, 2024…

 

Sáu thánh đạo sau tương tự như vậy…

Tám thứ này Bồ tát luôn quán sát rõ ràng thực tướng vô tướng, như thực không sai khác nên Bồ tát tự tại mà thực hành Phật sự độ thoát chúng sinh.

Vậy Bồ tát tu theo Bát thánh đạo, làm lành lánh dữ. Nên chúng ta đang tu hay đang tập tu theo Bát thánh đạo cũng được gọi là Bồ tát tu tập hành bát thánh đạo, hết khổ vui tâm. Đại khái thế. Nam Mô A Di Đà Phật.

Tham khảo: – Kinh Đại Bát Niết Bàn (Thích Chân Thường dịch), NXB Tôn Giáo, q2, tr.407; 

T/g: Quảng Hợp; Ảnh: Phúc Quang – Phúc Trí.

Đăng: Phật Tử

Bài viết khác