Đôi nét về Tỷ khiêu Thích Quảng Hợp với triết học Tính Không

Đại đức Thích Quảng Hợp tên thật là Trần Văn Thành, sinh ngày 08 tháng 06 năm 1980, Nguyên quán Đội 6 xã Chính Mỹ, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng.

Hiện nay Đại đức trụ trì Chùa Song Quỳnh thôn Song Quỳnh, thị trấn Gia Bình huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và kiêm trụ trì chùa Hưng Sơn (Diềm) khu Viêm Xá, phường Hoà Long, thành phố Bắc Ninh. Cha là cụ ông Trần Văn Chuyên (Tự Tâm Đức), mẹ là  cụ bà Đỗ Thị Toán, Ông bà sinh được 8 người con (1. Trần Thị Tuyền, 2. Trần Thị Hợp,3. Trần Văn Tuyển, 4. Trần Văn Tuyến, 5. Trần Văn Thành,6. Trần Thị Bình, 7. Trần Thị Thơm, 8. Trần Thị Hoa), 3 trai 5 gái, Đại đức là con thứ 5 trong gia đình, xuất gia đầu Phật, sau này hai em gái út bén duyên cũng xin đi xuất gia đều thành tựu đạo quả trụ trì chùa trực thuộc huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. Như Trần Thị Thơm tu ở chùa Đông với pháp danh là TKN Thích Diệu Thuỳ, TKN Thích Diệu Linh (Trần Thị Hoa) trụ trì chùa Cổ Giả xã Gia Đức.

(Ảnh: Thích Quảng Hợp đọc Thông điệp Phật đản năm 2023 tại Chính Điện Chùa Hưng Sơn)
Từ khi Đại đức sinh ra ở với Bố mẹ, lớn lên ở với anh trai trưởng là Trần Văn Tuyển ở đội 6 xã Chính Mỹ, học cấp 1 (cô Hoà chủ nhiệm) và cấp 2 (cô Lược chủ nhiệm) ở xã Chính Mỹ,  học cấp 3 Trường THPT Quang Trung xã Mỹ Đồng huyện Thuỷ Nguyên, do cô TS Nguyễn Thị Kim Lan chủ nhiệm (lớp 10;11;12). Năm Đại Đức 15 tuổi ông Nội mất, chư Tăng về gia đình trợ duyên hồi hướng ông nội là Trần Văn Mẽ vãng sinh an lạc quốc. Chư Tăng về rất đông là nhờ gia đình đã bao đời theo đạo Phật, đặc biệt có chị gái con bác ruột (anh bố) là Trần Thị Xoa xuất gia đầu Phật làm đệ tử sư cụ Chùa Chân Tiên hiện đang trụ trì Chùa Vua Hà Nội thỉnh chư Tăng chứng minh pháp tri ân báo ân ông nội, một đám tang ông nội rất đông chưa từng có trong làng thôn xã Chính Mỹ, vì số lượng sư Tăng nhiều và bà con Phật tử con cháu dự lễ đưa tang dài hàng km. Trông thế đã biết phước duyên trong gia đình thâm sâu Phật pháp nhiều đời.

Một hôm Đại đức cầm quạt mo cau quạt thị giả một vị Tăng thụ trai trưa trong đám tang ông nội, vị Tăng trông Đại đức nói: “Đời này khổ lắm, trông tướng con có căn tu, nếu con xuất gia tu được thì đời sướng. Tu sửa ba nghiệp xấu thành ba nghiệp thiện”. Đại đức chắp tay bạch Tăng: “A Di Đà Phật, con vâng ạ”. Thế là Đại đức cứ thế nuôi chí xuất gia học Phật xuất trần thượng sĩ.

Gia đình bố mẹ Đại Đức theo tiếng gọi của Đảng sẵn sàng lên đường làm kinh tế mới ở khu mới thôn 2 Bạch Đằng xã Gia Đức huyện Thuỷ Nguyên, còn Đại đức theo học cấp 3 vừa học vừa bán kem phụ giúp gia đình, thường hay cho các em nhỏ không tiền ăn kem, Đại Đức học xong cấp 3 liền phát tâm xuất gia.

Năm 16 tuổi, Đại đức được Thầy Thích Đàm Định Chùa Vua dẫn lên Chùa Vua học oai nghi tại Chùa Vua, sang Chùa Chân Tiên thị giả Trưởng lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh, gặp Thầy Thích Đức Nguyên rồi sang tham học ở Chùa Khoan Tế, Chùa Cự Đà xã Đa Tốn huyện Gia Lâm, Hà Nội được nhân dân, chính quyền Phật tử rất quý Đại đức.

Sau Đại đức lại được tham học chính thức làm đệ tử của Hoà Thượng Thích Nguyên Hạnh chùa Tảo Sách, được Hoà thượng Bảo Nghiêm gợi ý nghiệp sư đặt pháp danh cho Trần Văn Thành là Thích Quảng Hợp lễ Quy Tam Bảo ở chùa Tảo Sách, lễ Tổ Chùa Bồ Đề xuống tóc thụ tam Quy ngũ giới sau thụ giới Đàn trụ sở Thành hội PG Hà Nội tại chùa Bà Đá thành Sa Di (sư bác). 

Năm 2002, Thích Quảng Hợp được nghiệp sư cho lên làm thị giả chính trong các thị giả chính thị giả Cố Hoà Thượng Thích Tâm Tịch – Pháp chủ đệ nhị Giáo Hội PG Việt Nam tại Chùa Quán Sứ, 73 phố Quán Sứ Hà Nội. Trong thời gian thị giả Pháp chủ, Sa Di Quảng Hợp được Pháp chủ rất quý chỉ dạy những điều cốt lõi của Đạo Phật, như: pháp quý hoá, đời vô thường, tâm từ rộng mở, xưng danh niệm Phật chính niệm, pháp nhẹ nhàng, Như Sơn…; Sa Di lại được huynh đệ yêu quý chỉ dạy nhiệt tình, gặp môi trường tốt tiếp cận nhiều bậc cao Tăng, trí thức dễ nảy mầm Bồ Đề.

(Ảnh: Thích Quảng Hợp đội mũ thất Phật của Đại Đức Thích Minh Đức tại chùa Quảng Bá Hà Nội, nhân lễ tưởng niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/2023 của Chùa Quảng Bá do Đại Đức Thích Khải Nguyên trụ trì Tổ chức; QH)
Từ 2002-2006, Đại đức vừa đi học Trường Trung Cấp Phật giáo Hà Nội, vừa Học Đại học khxh và Nhân văn, năm 2006 Đại đức được thụ giới Tỷ khiêu. Tỳ khiêu là chỉ vị xuất gia giữ gìn 250 giới Phật từng ban dạy để phòng hộ bản thân, giúp tâm giác ngộ. Tỷ khiêu cũng là Đại Đức chỉ bậc tu hành. Từ
 2003-2008 học Triết học Trường Đại học khxh và Nhân Văn, K 48 do Thầy Ths Trương Hải Cường chủ nhiệm, từ 2006-2010 Học Học Viện PGVN tại Hà Nội, khoá đầu tiên Học Viện PG lên Sóc Sơn.

Khi ngồi trên ghế nhà trường  Học viện Phật giáo Việt Nam, Đại Đức quyết tâm học, càng học càng nghiên cứu càng thấy an tâm, để tâm thấu hiểu rất thích triết thuyết “Nhân duyên” trong Trung Quán Luận, đó cũng là Triết lý Duyên sinh, vô ngã, Tính Không trong Phật giáo. Thích tư tưởng Tính Không nên đó là điều đưa hành giả tiến học một đời để giác ngộ. Từ năm 2006 -2013, Đại đức được Đại Đức Thích Bảo Đức giới thiệu đi lại trông nom tu tạo Chùa Cảm Ứng núi Thiên Thai xã Đông Cứu huyện Gia Bình, Bắc Ninh.

Từ 2009 đến nay Đại đức trụ trì xây dựng Chùa Song Quỳnh, năm 2014 kiêm trụ trì Chùa Hưng Sơn khu Viêm Xá, phường Hoà Long, TP Bắc Ninh. Đại Đức trụ trì 3 chùa Cảm Ứng, Song Quỳnh, Hưng Sơn trên đều theo nguyện vọng thỉnh sư của nhân dân chính quyền, Phật tử địa phương nhất trí làm đơn biểu quyết ký đồng ý 100% thông qua.

 

Sự nghiệp:

Tỷ khiêu Thích Quảng Hợp từng làm thư ký Phật giáo huyện Gia Bình khoá (2006-2010), năm 2012 tốt nghiệp thạc sĩ Triết học Tư tưởng Tính Không, năm 2013 thi đỗ học Nghiên cứu sinh, năm 2016 bảo vệ Luận Án Tiến Sĩ Triết học Phật giáo Nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ tại Học Viện Khoa Học Xã Hội – Hà Nội – Viện Hàn Lâm VN, Luận văn và Luận Án đều do PGS. TS Hoàng Thị Thơ hướng dẫn. Lớp Cao học và lớp NCS đều do Thầy TS. Vũ Mạnh Toàn Hà Nội chủ nhiệm.

Tính Không ẩn tàng sẵn trong giáo lý Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiện hữu như bọt nước vô ngã, Tính Không được Bồ Tát Long Thọ (150-250 SCN) tại Ấn Độ viết rõ trong Tác phẩm Trung Quán Luận nhằm phá tà hiển chính, phá cố chấp nhị biên đưa hành giả về trung đạo diệu hữu, ca ngợi Phật giáo từ bi và trí tuệ. Tư tưởng Tính Không lan tỏa ra bốn phương trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam nhiều học giả, trí thức đã nghiên cứu nhưng đến thời Thích Quảng Hợp đã nâng Tính Không lên tầm nguyên lý.

Từ ấy với tư tưởng Trung Quán Luận, triết học Tính Không, duyên khởi, vô ngã là cốt tuỷ chủ Đạo của Phật Giáo nói chung của PG Việt Nam nói riêng được Tỷ khiêu Thích Quảng Hợp lĩnh hội, ứng dụng vào đời sống tu tập, phục vụ tín ngưỡng, góp phần hoằng pháp lợi đạo ích đời. Với Tỷ khiêu Thích Quảng Hợp nhìn sự vật và hiện tượng, các pháp bằng tư tưởng Trung Quán Tính Không diệu hữu nên luôn thấy cảnh thật tại của đời dễ dàng tinh tiến, tâm Bồ Đề luôn khai mở.

(Đại Đức Thích Quảng Hợp trụ trì Hội nghị viết Sách Ni trưởng Đàm Nhuận tại Chùa Vua, 2019)
Năm 2015 Tỷ khiêu Thích Quảng Hợp làm giảng sư Trường Trung Cấp Phật giáo tỉnh Bắc Ninh giảng Kinh Pháp Cú, tư tưởng cũng trên nền tảng những vàng ngắn nhất của Phật, duy tâm, vô ngã, Tính Không.

Ngoài ra Tỷ khiêu Thích Quảng Hợp chủ trì hội nghị viết sách: Ni trưởng Thích Đàm Nhuận, một đời chân tu năm 2019, năm 2018 chủ biên tập thơ “Thơ Thường Thức” (Nhiều tác giả), 1. Trần Văn Thành (2013), “Nguồn gốc tư tưởng Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ”, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 2, tr. 32 – 37.

*Một số tác phẩm về Tính Không Trung Quán của Bồ Tát Long Thọ mà Tỷ khiêu Thích Quảng Hợp trình diện:

2. Lê Thị Thu Dung – Trần Văn Thành (2013), Tính Không trong Trung Quán Luận với việc tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 9, tr. 68 – 77.

3. Thích Quảng Hợp (Trần Văn Thành) (2014), Tìm hiểu đôi nét ảnh hưởng của Trung Quán Luận trong lịch sử phát triển Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 1, tr. 68 – 77.

4. Trần Văn Thành (Thích Quảng Hợp) (2015), Trung Quán Luận trong lịch sử phát triển Phật giáo, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 3, tr.26- 38

5. Thích Quảng Hợp (Trần Văn Thành) (6/2015), Duyên khởi trong Trung Quán Luận và ảnh hưởng của nó tới Thiền Phật giáo thời Lý Trần, Tạp chí giáo dục lý luận, số 230, tr.156 – 160.

  1. Luận Văn Thạc sĩ:” Tư Tưởng Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ và ý Nghĩa của nó”, Trần Văn Thành, năm 2012
  2. Luận Án Tiến sĩ triết học: “Nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ tát Long Thọ và ý nghĩa của nó”, Trần Văn Thành, 2016.
  3. Ngoài ra Tỷ khiêu Thích Quảng Hợp còn chủ trì nhiều hội nghị khoa học trực tuyến và báo cáo nhiều bài tham học về lĩnh vực Phật giáo trong lĩnh vực quốc tế và trong nước như: Cuộc đời sự nghiệp của Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang; Ý Nghĩa Kinh A Di Đà…Cuộc đời bao sóng gió, gặp muôn vàn khó khăn, nhưng cứ sống thật tốt với chúng sinh, tinh tiến tu tập, đạo  hiếu vững vàng, thường quán pháp duyên sinh vô ngã thì tâm thường an, Tam Bảo thường phù trì.
  4. Chủ Trang báo điện tử hoằng pháp mang tên: Web.phaphoc.com 

Hiện nay, Tỷ khiêu Thích Quảng Hợp vẫn đang trụ trì 2 chùa Chùa Song Quỳnh và chùa Hưng Sơn tỉnh Bắc Ninh, và an cư tham gia ban trợ Giảng tại Hạ Trường Linh Quang thiền tự (Chùa Bà Đá) thủ Đô Hà Nội, Phật lịch 2567- dương lịch 2023. Trong cuộc người luôn tu hành theo lời Phật dạy, làm lành, lánh ác trên lập trường  mở Tam Quán, Tính Không diệu hữu. Như trong Kinh Phật từng dạy:

”Các pháp do duyên sinh

Nên ta nói là không

Cũng gọi là giả danh

Cũng là nghĩa Trung đạo”.

(Ảnh: Lọ hoa Bạch liên do Đại Đức Thích Quảng Trường cắm nhân mùa an cư tại Chùa Tảo Sách, 2023)

Tóm lại, nghiên cứu đôi nét về TK Thích Quảng Hợp đóng góp với tinh thần tư tưởng Tính Không nhằm thấu triệt vạn pháp vô tướng, Tâm Phật bất sinh bất diệt, giúp hành giả an tâm, giác ngộ, hoan hỷ hoằng pháp hộ quốc an dân, đạo ngời đỉnh thịnh. Trong khi tác giả bài viết không sao tránh khỏi khiếm khuyết, mong quý độc giả hoan hỷ đại xá góp ý để bài hoàn thiện thêm. Dưới phòng thiền nhỏ xin mượn lời Phật để: 

“Nguyện đem công Đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sinh  

Đều trọn thành Phật đạo”.

Bài Ảnh Đăng: Hương Trầm – Ths Thu Thuỷ – Phan Long 

 

 

Bài viết khác