MÓN QUÀ ĐẶC BIỆT

MÓN QUÀ ĐẶC BIỆT

(Truyện ngắn)

Họ ôm nhau mừng rỡ, một phụ nữ tóc hoa râm ở độ tuổi lục tuần, một thanh niên còn khá trẻ mặc quần áo chú rể trong ngày cưới.

Mẹ con lâu ngày không gặp nhau chăng? Không phải, đó là cô giáo chỉ dạy và chủ nhiệm chú rể có một năm ở trường tiểu học. Vào ngày khai giảng năm học mới cô Hiếu đứng trước những em học sinh lớp 5. Nhìn một lượt cả lớp cô tuyên bố: Cô sẽ yêu thương tất cả các em trong lớp như nhau. Sau một tháng cô Hiếu mới biết rằng mình đã lầm. Trong lớp 36 học trò chỉ có 4 ngọn cao áp giống như 4 cột đèn trên sân bóng đá, là sáng trắng, còn lại sàn sàn như nhau, khổ hơn cả là có một trò cá biệt Phan Hải ngồi lù lù ngay đầu bàn. Năm ngoái, cô Hiếu từng biết Phan Hải chơi không đẹp với các bạn cùng lớp, quần áo thì lôi thôi lếch thếch kể cả quần áo những hôm mặc đồng phục, người ngợm thì quá bẩn.Tối đó cô Hiếu xem lại một lượt học bạ của học sinh trong lớp. Cô rất ngạc nhiên những điều được các đồng nghiệp phê vào học bạ của Hải.

Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 phê “Phan Hải là một học trò thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi, chăm ngoan… Em luôn giúp đỡ bạn bè, là nguồn vui cho các bạn trong lớp”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “Phan Hải là một học sinh xuất sắc, được bạn bè quý mến…”. Cô giáo lớp 3 phê: “Phan Hải bị ảnh hưởng lớn khi mẹ em bị mất vào cuối học kỳ I. Em đã cố gắng vươn lên nhưng người bố không quan tâm. Cuối năm học lực giảm. Tính tình trầm, không thích giao tiếp với bạn bè”. Cô giáo lớp 4 phê: “Phan Hải tỏ ra không thích thú trong học tập. Xa lánh bạn bè. Nhiều hôm ngủ gật trong lớp, học lực trung bình yếu. Động viên cho lên lớp”.

Đọc đến đây cô Hiếu đã hiểu ra vấn đề về cậu học trò cá biệt của lớp. Cô dự định sẽ quan tâm hơn đến Phan Hải thì lại có chuyện xảy ra vào ngày 20-11. Học sinh cả lớp có một bó hoa và quyển sổ tay chúc mừng ngày Nhà giáo Với cô: – Cám ơn các em đã có quà tặng cô nhân ngày 20 – 11! – Thưa cô! Lớp 5C chúc cô mạnh khỏe và gia đình hạnh phúc. Cậu Mạnh lớp trưởng thay mặt lớp tặng hoa và có lời chúc: Nhưng thưa cô, chỉ tính 35 bạn thôi ạ, bạn Hải không có tiền đóng góp nên không được tính ạ!

Cô Hiếu bàng hoàng khi thấy Hải bật khóc và chạy ra khỏi lớp. Một tình huống mà hơn 30 năm trong nghề cô chưa gặp. Hết sức buồn, cô nói: – Xin cám ơn các em nhưng cô thấy các em thật là không tốt với bạn; cô biết gia đình Hải khó khăn, các em làm thế có nên không? Cả lớp im lặng vì biết là cô Hiếu không được vui. Cuối buổi hôm đó Hải gặp cô và nói: “Em xin lỗi cô và các bạn trong lớp, ngày mai em xin nghỉ học ạ”. “Không được, cô mới chính là người có lỗi”. Hải đã nghỉ học thật. Ba ngày sau cô Hiếu dẫn cả lớp đến xin lỗi và động viên Hải tiếp tục đến trường. “Cô đã đổi chỗ cho Hải ngồi gần Mạnh lớp trưởng để bạn ấy giúp em trong học tập, từ nay tất cả mọi khoản đóng góp cô sẽ giúp em. Em nghỉ học cả lớp buồn lắm đấy”. Hôm sau, Hải đến lớp cả lớp vui vẻ hẳn lên và ai cũng tỏ ra cảm thông, muốn giúp đỡ Hải. Cuối năm học, Hải trở thành học sinh giỏi nhất lớp, đứng thứ ba toàn trường. Một năm sau, học sinh lớp cô đã lên lớp, chuyển cấp học. Ngày 20 – 11 cô nhận được bức thư của Hải vẻn vẹn có mấy dòng: “Em vẫn học tốt. Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em. Chúc cô mạnh khỏe, hạnh phúc”. Sáu năm sau, lúc này cô Hiếu đã nghỉ hưu, cô lại nhận được một bức thư ngắn của Hải. Cậu cho biết, mấy lần định nghỉ học vì khó khăn. Bố cậu ta đã bỏ đi với người phụ nữ khác nhưng cậu đã tốt nghiệp trung học loại giỏi. Ấn tượng nhất cuối thư Hải viết: “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”.

Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa của Hải. Vẫn là những khó khăn mà Hải phải vượt qua. Cô Hiếu hết sức phấn khởi từ những thông tin: Hải đã tốt nghiệp Đại học với hạng xuất sắc. Cùng trường có 3 bạn học lớp 5 cô chủ nhiệm hồi trước, có 2 bạn cũng đạt loại giỏi. Có một thông tin làm cô buồn: Cậu Mạnh lớp trưởng hồi cô chủ nhiệm

bỏ học từ năm thứ 3 vì cờ bạc, cá độ bóng đá. Bố mẹ cậu ta không đủ tiền để chuộc và cuối thư lại là dòng chữ “Cô vẫn là cô giáo em kính trọng nhất cuộc đời em”. Rồi bốn năm sau nữa, cô lại nhận được thư của Hải gửi về từ Pari, nước Pháp báo tin cậu đã hoàn thành đề án Tiến sĩ. Ở cuối thư “Cô vẫn là người thầy số 1 của cuộc đời em” tất

nhiên chữ ký của cậu dài hơn những lá thư trước đây: Giáo sư, Tiến sĩ Phan Hải. Hai năm sau, cô lại nhận được bức thư của Hải: cậu đã về nước công tác ở một Viện nghiên cứu quan trọng. Cậu ta quyết định lấy vợ. “Bố em đã mất cách đây ba năm. Ông ta là người không có lỗi khi đã bỏ em một mình lang thang trong cuộc đời. Em hiểu vì hoàn cảnh cả thôi, em chỉ tiếc là khi mình trưởng thành đã không còn cha để đáp hiếu. Bố mẹ em không còn, rất mong cô sẽ là người thay thế bố mẹ em trong ngày hạnh phúc của em. Vợ em, cô sẽ bất ngờ đấy”.

Cô đã đến và họ ôm nhau mừng rỡ. Cô giáo, người mẹ như Giáo sư, Tiến sĩ Phan Hải mong muốn. Cô dâu, Thạc sĩ, Bác sĩ Minh Phương, cô học trò quản ca xinh nhất lớp cô chủ nhiệm hồi nào. Thật bất ngờ đúng như thư Phan Hải thông báo. – Vợ em! Đội trưởng đội văn nghệ lớp 5c và bây giờ sẽ là đội trưởng đội văn nghệ cuộc đời em! Phan Hải giới thiệu. – Em chào cô! Chúng con chào mẹ! Đó là mong muốn của vợ chồng chúng con. Minh Phương trong bộ đồ cô dâu tuyệt đẹp, xúc động nói với cô. – Cô đồng ý! Cô Hiếu trả lời: Cô chỉ sợ cô không làm tròn trách nhiệm là người mẹ như các em mong muốn mà thôi. – Cám ơn cô! Cám ơn mẹ! Trước đây cô đã tin tưởng em, cô đã cho em niềm tin để tiến bộ, cho em thấy được sự ấm áp và vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống mỗi khi nhớ về ngọn lửa niềm tin cô đã thắp nơi em. Phan Hải trả lời cô Hiếu: Trong tương lai, vợ chồng chúng em (con) vẫn tin tưởng mẹ vì mẹ vẫn là cô giáo tuyệt vời nhất trong cuộc đời con.

Cô Hiếu thật sự xúc động vừa khóc vừa nói nhỏ với Phan Hải, Minh Phương: “Phan Hải, chính em mới là người dạy cô sống khác đi. Em đã cho cô biết thế nào là dạy học kể từ khi cô được gặp em”./.

(Ảnh tác giả Nguyễn Công Hảo trong ảnh thứ 5 hướng ngoài vào, năm 2018 tại chùa Diềm)

Tác giả:  Nguyễn Công Hảo

Địa chỉ: Thôn Na, Hiên Vân, Tiên Du, Bắc Ninh

ĐT: 0912450693

***

Bài viết khác