Về miền quan họ trong mùa Phật đản

Vào lúc 8h30 phút ngày 12/5/2017 (ngày 17/4/ Đinh Dậu) là ngày trong tháng Lễ tưởng niệm Phật đản sinh (Phật lịch 2561 – Dương lịch 2017) cũng là ngày có duyên với Bồ tát Long Thọ, một số thí chủ là học giả hành hương về thăm chùa Hưng Sơn tại làng Diềm – Thuỷ tổ quan họ Bắc Ninh. Đoàn do GS.TS Tô Duy Hợp Chủ tịch Trung tâm Khoa học tư duy làm trưởng đoàn, cùng với PGS.TS Hoàng  Thị Thơ cán bộ Viện Triết học- viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; Ông Nguyễn Đức Hoan nguyên chuyên viên Bộ Kế hoạch đầu tư; TS Russell Heng người Singapore sang thăm Việt Nam; TS Lê Thuý Ngà giảng viên trường Đại học Công Đoàn; Nguyễn Thành Văn phó giám đốc Hội khoa học kinh tế Việt Nam, sinh viên Luật. Tại ngôi chùa Hưng Sơn (tên cổ là Phổ Chiếu) ấm cúng mà trang nghiêm, mọi người được Đại đức TS Thích Quảng Hợp, cùng với nghệ nhân quan họ làng Diềm là bác Ngô Thị Bàn và chị hai Ngô Thị Tuyết thuộc thôn Viêm Xá tiếp đón nồng hậu trong câu chuyện giới thiệu lịch sử chùa và lịch sử quan họ của làng Diềm. Trong câu chuyện triết lý sống của văn minh lúa nước Luy Lâu (nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được chuyển thành các làn điệu quan họ nghệ thuật quyện tình nghĩa mà thấm đượm triết lý sống thanh cao thâm thúy. Nhờ trí nhớ kỳ tài của bác Bàn, cả đoàn được nghe kể và hát minh họa về những làn điệu Quan họ cổ nhất, đặc biệt là những mẩu chuyện thú vị về nguồn gốc khởi thủy của Tổ Quan họ làng Diềm, nguồn gốc tên gọi “Quan họ”…, tuy nay bác đã ngoài 80 tuổi. Chị hai Tuyết cũng tặng đoàn nhiều giai điệu Quan họ nổi tiếng với giọng hát tiêu chuẩn (vang, rền, nền, nẩy) đặc trưng của Quan họ. Cùng theo giọng hát và lời của từng bài Quan họ, cả chủ và khách cùng say sưa thưởng thức nghệ thuật và còn khai thác ý nghĩa triết lý, triết học uyên thâm của người Việt được chuyển tải trong lời ca của liền anh, liền chị, mà nay vẫn được lưu lại như mẫu mực của Quan họ từ trong ứng xử cuộc sống “Qua cầu gió bay”, “Giã bạn”, “Người ơi người ở đừng về” đến triết lý siêu vượt mâu thuẫn với bài ví von Chơi Cho nước Hán sang Hồ:

Chơi cho nước Hán sang Hồ

Nước Tần sang Sở, nước Ngô sang Lào

Chơi cho chín trận mưa rào

Một trăm trái núi lọt vào trôn kim

Chơi cho bong bóng phải chìm

Đá bia thì nổi, gỗ lim mập mờ

Chơi cho bể cạn sông khô

Thuận buồm xuôi gió Hán Hồ gặp nhau

Chơi cho sông Lục sáu đầu

Cạn sông hết nước giồng màu giữa sông

Chơi cho con ốc mọc sừng

Con lươn có vảy mới ngừng đi chơi

Dậu bằng tinh ơi tôi quyết đi chơi”.

Câu chuyện còn chuyển hướng, mạn đàm về cả sự hòa quện và chia sẻ giữa triết lý trong làn điệu Quan họ với triết lý Phật giáo khi ĐĐ. Thích Quảng Hợp dẫn đoàn lên chính điện làm lễ liêm hương tắm Phật một cách kính cẩn và sau đó đi thăm các di tích nổi tiếng của làng Diềm như: chùa Diềm, đền Vua Bà khai sáng Quan họ, Đình làng, Đền Cùng Giếng Ngọc…

Quả là một chyến hành hương tâm linh về miền Quan họ tràn đầy ý nghĩa, vui vẻ, an lạc. Qua chuyến đón tiếp này Đại đức Thích Quảng Hợp đã nảy nở tư tưởng tiếp tục góp phần làm thăng hoa quan họ kết hợp với triết lý và giáo lý Phật giáo theo tinh thần “tâm sáng ắt Phật hiện”.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

 image

18452527_10207949031877825_1889937381_o

18452789_10207949031797823_1486900513_o

Muốn nghe giọng “hừ la”  truyền cảm đặc sắc trong Quan họ cổ làng Diềm do nghệ nhân Ngô Thị Bàn thể hiện xin quý vị kích chuột vào video trên

IMG_3159

image

image

image

image

Nam mô lâm tỳ ni viên vô ưu thụ hạ đản sinh Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 Một số tài liệu tham khảo: 1. Trần Chính, (2000), Nghệ nhân quan họ làng Viêm Xá, Nxb KHXH

2. Lê Danh Khiêm, (2008), Truyện cổ ca dao tục ngữ các làng Quan họ, Trung tâm văn hóa Kinh Bắc

                                                                           Tin bài: Phúc Trí – Hoàng Thơ,  ảnh Phật Tử

Bài viết khác