Kĩ năng dạy học

 
Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội

KĨ NĂNG DẠY HỌC

Mục tiêu
●Trình bày và giải thích được khái niệm kĩ năng, kĩ năng dạy học
●Trình bày được các bước trong quy trình dạy học làm cơ sở cho việc lựa chọn các kĩ năng dạy học cơ bản.
●Vận dụng được các kĩ năng dạy học vào thực hiện quá trình dạy học trong cơ sở giáo dục.

Đang tải…
Nội dung
●Khái niệm kĩ năng dạy học
●Quy trình dạy học
●Các kĩ năng dạy học cơ bản: kĩ năng lập kế hoạch và chuẩn bị bài dạy; kĩ năng triển khai bài dạy; kĩ năng quản lý, đánh giá quá trình dạy học.
●Thực hành

Bài thi hết môn
●Hình thức: Tiểu luận (theo mẫu)
●Yêu cầu: Lập kế hoạch dạy học cho 1 chương/chuyên đề các vị phụ trách

Đang tải…
WARM-UP

WARM-UP

1. Khái niệm kĩ năng, kĩ năng dạy học
●Kĩ năng:
Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn (Từ điển tiếng Việt)
2 quan điểm: Xem kĩ năng về kĩ thuật thao tác của hoạt động, hành động; xem kĩ năng như là năng lực con người, kĩ năng có tính ổn định, vừa mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo vừa có tính mục đích

1. Khái niệm kĩ năng, kĩ năng dạy học
●Kĩ năng:
Kĩ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên những tri thức về công
việc, khả năng vận động và những điều kiện
sinh học-tâm lí khác của cá nhân (chủ thể có kĩ năng) như nhu cầu, tình cảm, ý chí… để đạt được kết quả theo mục đích, tiêu chí đã định hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định (Đặng Thành Hưng, Lý luận phương pháp và kĩ năng dạy học, tr.77)

`

– Chỉ rõ bản chất của kĩ năng chính là những hành vi, hành động được cá nhân thực hiện tự giác và thành công theo những yêu cầu, quy tắc, quy chuẩn nhất định
– Vì kĩ năng là một dạng hành động nên nó bao gồm một hệ thống các thao tác hay kĩ thuật cấu thành hành động, trình tự thực hiện các thao tác, quá trình điều chỉnh hành động và nhịp độ, cơ cấu thời gian thực hiện hành động

1. Khái niệm kĩ năng, kĩ năng dạy học
●Kĩ năng dạy học:
Là một trong các kĩ năng chuyên biệt của
người GV
“Là những hoạt động riêng biệt, gắn kết chặt chẽ của GV khuyến khích việc học của SV”
(Chris Kyriacou-Essential Teaching Skills,
Nelson Thornes Ltd, UK)

`

Đang tải…
1. Khái niệm kĩ năng, kĩ năng dạy học
●Kĩ năng dạy học:
Là khả năng của người dạy thực hiện có kết quả hoạt động/công việc để đạt được mục đích dạy học đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với người học, điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định

`

4 quá trình học tập (David Kolb)

DH TRUYỀN THỐNG
(trung tâm/thụ động)
DẠY HỌC TÍCH CỰC
(Định hướng/kiến tạo)

Cách học truyền thống

Giảng viên

Học viên

Học viên

Học viên

Học viên

Học viên

No Action, Talk Only
NATO

Học qua trải nghiệm

Giảng viên

Học viên

Học viên

Học viên

Học viên

Học viên

Action First, Talk After
AFTA

2. Quy trình dạy học

Chuẩn bị

Thực thi

Đánh giá cải tiến

• Phân tích nhu cầu
• Xác định mục tiêu môn học
• Lập kế hoạch dạy học
• Xác định mục tiêu bài học
• Lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học
• Lựa chọn HTTC, PPDH, PTDH, công cụ DH, hình thức – phương pháp KTĐG
• Đánh giá kết quả học tập
• Lưu trữ hồ sơ tài liệu
• Lập kế hoạch đánh giá cải tiến
0

2. Quy trình dạy học
●Những bước nào trong quy trình dạy học anh/chị thường thực hiện? Vì sao?
● Những bước nào trong quy trình dạy học anh/chị dự định sẽ thực hiện? Vì sao?

3. Kĩ năng dạy học
●Kĩ năng lập kế hoạch dạy học và chuẩn bị bài dạy
●Kĩ năng triển khai dạy học tích cực
●Kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập
●Kĩ năng đánh giá cải tiến

3.1. Kĩ năng lập kế hoạch dạy học

Các bước lập kế hoạch dạy học

Phân tích nhu cầu, đối tượng

Xây dựng mục tiêu

Cấu trúc, sắp xếp nội dung

Thiết kế hình thức tổ chức dạy học

Lựa chọn phương pháp, phương tiện

Đánh giá kết quả
Đánh giá cải tiến
KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Lập kế hoạch dạy học
●Phân tích nhu cầu: đặc điểm, nhu cầu, hứng thú, trình độ, mong đợi, môi trường/điều kiện học tập của NH.

●Anh/chị đã làm gì để tìm hiểu NH trước khi bắt đầu môn học?

MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG
NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NGƯỜI HỌC?
Môi trường học tập là bối cảnh nơi diễn ra các hoạt động sư phạm. Theo thuyết Sư phạm tương tác (J.M.Denomme, M.Roy, 2009), có 2 môi trường cùng song song tồn tại trong các hoạt động sư phạm: Môi trường bên trong người học (người dạy) và Môi trường bên ngoài (các yếu tố điều kiện vật chất).

Tam giác sư phạm của M.Roy, J.M.Denomme

NGƯỜI HỌC
NGƯỜI DẠY
MÔI TRƯỜNG HỌC

Xác định MT môn học, bài học

3 lĩnh vực của MT dạy – học

Lĩnh vực tâm vận
Lĩnh vực nhận thức
Lĩnh vực tình cảm

Xác định MT môn học, bài học

Lĩnh vực
nhận thức
Thang bậc nhận thức theo Bloom

Biết (Nhớ): kể tên, nêu lại, vẽ lại một sự vật hiện tượng…

Hiểu: giải thích một sự vật, hiện tượng, tóm tắt được một nội dung lý thuyết …

Áp dụng: có thể sử dụng được kiến thức để giải quyết 1 tình huống cụ thể.

Tổng hợp: có khả năng tạo ra 1 chỉnh thể mới về chất, như 1 kế hoạch, 1 đề án…

Phân tích: xác định được những thành tố trong 1 tổng thể và mối quan hệ qua lại giữa chúng.

Đánh giá: phát biểu được ý kiến cá nhân và bảo vệ được ý kiến đó về 1 sự vật hay hiện tượng nào đó.

Xác định MT môn học, bài học

Lĩnh vực
nhận thức
Đưa 6 bậc nhận thức của Bloom về 3 bậc:
Bậc 1: Biết (Nhớ) – Tái hiện
(Với các động từ: Liệt kê, phát biểu, gọi tên, nêu lại…).
Bậc 2: Hiểu, vận dụng – Tái tạo
(Với các động từ: giải thích, phân biệt, vận dụng, sắp xếp lại…).
Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá – Sáng tạo
(Với các động từ: so sánh, phân tích, bình luận, phán xét, lập kế hoạch, tổ chức…).

Xác định MT môn học, bài học

Lĩnh vực
tâm vận

1. Bắt chước

2. Làm được

3. Làm chính xác

4. Làm biến hóa

5. Làm thuần thục
Cấp độ mục tiêu tâm vận theo Harrow
Các động từ
Tổ chức, đo đạc, tính toán, sắp xếp, trình diễn, sáng tác, lắp ráp…
Đang tải…
Xác định MT môn học, bài học

Lĩnh vực
thái độ

1. Tiếp nhận, chấp nhận

2. Hồi đáp

3. Tạo giá trị

4. Tổ chức lại

5. Đặc trưng, khái quát hoá
Cấp độ mục tiêu thái độ, tình cảm:
Các động từ
Lựa chọn, chia sẻ, tham gia, đề xướng, chứng minh, nhận ra được…

Cấu trúc của mục tiêu dạy học

Chỉ số hành vi – Làm gì?
Chỉ số thực hiện – Làm được bao nhiêu?
Chỉ số điều kiện – Làm như thế nào, trong điều kiện nào?

HÀNH VI
THỰC HIỆN
ĐIỀU KIỆN

Ví dụ…

Vận dụng được
công thức toạ độ,
vận tốc

Đánh giá được
Giải được bài toán…
khả năng ứng dụng
của vật liệu FRP
Chuyển động
cùng chiều hoặc
ngược chiều…
từ các đặc trưng
cơ học cơ bản
của loại vật liệu này

Xây dựng mục tiêu
0

S (specific): cụ thể, chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu

M (measuable): quan sát được, đo đếm được

A (achiveable): khả thi, vừa sức

R (realistic): thực tế

T (time-scale): có giới hạn về thời gian

Hệ thống hóa mục tiêu môn học theo bảng
Tổng hợp, sắp xếp lại các mục tiêu theo ma trận
Tổng hợp
Nội dung n
Nội dung 2
Nội dung 1
Mức 3
Mức 2
Mức 1
Mục tiêu
Nội dung

Chức năng của mục tiêu dạy học

Định hướng dạy và học
Làm căn cứ lựa chọn, triển khai các phương pháp, phương tiện và điều kiện thực hiện dạy học
Làm căn cứ để kiểm tra đánh giá kết quả tiến bộ của học sinh.


Bài tập 1.
Sắp xếp lại câu hỏi theo thang bậc Bloom

Giải thích tại sao gọi là món bò kho?

1

Thế nào là món bò kho ngon?

2

Bạn có nhận ra món bò kho trên bàn tiệc không?

3

Loại tiệc gì (thực đơn nào) phù hợp với món bò kho ?

4

Bạn có biết nấu món bò kho không?

5

Điều gì tạo ra hươngvị đặc trưng của món bò kho ?
6
Nhớ
Hiểu
Vận dụng
Phân tích
Tổng hợp
Đánh giá

Bài tập 1.
Sắp xếp lại câu hỏi theo thang bậc Bloom

Bạn có nhận ra món bò kho trên bàn tiệc không?

1

Giải thích tại sao gọi là món bò kho ?

2

Bạn có biết nấu món bò kho không?

3

Điều gì tạo ra hươngvị đặc trưng của món bò kho ?

4

Thế nào là món bò kho ngon?
5

Loại tiệc gì (thực đơn nào) phù hợp với món bò kho?
6
Nhớ
Hiểu
Vận dụng
Phân tích
Tổng hợp
Đánh giá

Cấu trúc nội dung dạy học
●Vì sao cần cấu trúc nội dung dạy học?
●Cấu trúc ND dựa trên cơ sở nào?
●Cách thức cấu trúc ND như thế nào?

Ý nghĩa của việc cấu trúc lại nội dung dạy học
●Sắp xếp, phân bổ thời gian triển khai hợp lí
●Tăng cơ hội dạy học phân hóa
●Tăng cơ hội cho người học tích cực chủ động
●Tăng cơ hội đa dạng HTTC, PPDH, KTĐG
●Thiết kế hoạt động học tập đa dạng

Xác định yêu cầu về nội dung dạy học

Cấu trúc nội dung dạy học

N1: Nội dung trọng tâm (cốt lõi, phải biết)
N2: Nội dung cơ bản
(nên biết)
N3: Nội dung bổ trợ
(có thể biết)
0

Ví dụ

N1: Nội dung trọng tâm (cốt lõi, phải biết)
N2: Nội dung cơ bản (nên biết)
N3: Nội dung bổ trợ
(có thể biết)

Giảng lí thuyết
Ôn tập
Thực hành, thảo luận
Làm bài tập
Tự nghiên cứu
Thảo luận
Tự nghiên cứu

0

Bài tập
1. Xác định các nội dung cốt lõi, cơ bản và bổ trợ trong nội dung của 1 bài/chuyên đề bất kỳ trong chương trình môn học.
2. Cấu trúc lại nội dung chương trình (ND1) thành nội dung dạy học trên lớp (ND2).

Hình thức TCDH
●Đa dạng:
Trực tiếp trên lớp
Tự học/Seminar
Thực hành, thí nghiệm
Thực địa
●Linh hoạt
Nhóm/Cặp
Cá nhân
Toàn lớp

Phương pháp dạy học

Dạy học
Thảo luận nhóm
Thuyết trình
Dự án
Đóng vai
Phát vấn
Nghiên cứu tình huống

Cơ sở lựa chọn PP/Kĩ thuật/PT
dạy học
•Mục đích, mục tiêu
•Tương thích (với ND, PPDH)
•Đặc điểm tâm sinh lý, trình độ người học
•Năng lực người dạy
•Khả thi về điều kiện

Yêu cầu lựa chọn phương pháp

Khoa học và hiệu quả (phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học…)
Khả thi (phù hợp năng lực, điều kiện khách quan, chủ quan, thời gian…)
Hỗ trợ học tập tích cực (tạo cơ hội để dạy học phân hóa, tương tác…)

Yêu cầu lựa chọn phương tiện dạy học

Lập kế hoạch đánh giá
●Đánh giá kết quả học tập: thể hiện trong đề cương môn học và công bố cho NH ngay khi bắt đầu môn học
●Đánh giá cải tiến: Lập hồ sơ môn học

3.2. Kĩ năng triển khai dạy học
●Vận dụng các hình thức, phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học phù hợp

Một số PP và Kĩ thuật dạy học
●Dạy học tình huống
●Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
●Dạy học dự án

Tình huống
●Tình huống dạy học: là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học”.
Boehrer (1995)

Đặc điểm PPDH tình huống
● Chủ yếu thông qua các cuộc thảo luận. Học qua thực hành và dạy người khác.
● Nhập vai và gánh trách nhiệm của con người cụ thể
● Tham gia vào quá trình ra quyết định .
● Tích lũy kinh nghiệm khi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn…
● Thúc đẩy phát triển tư duy, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập và hợp tác

Tiến trình thực hiện PPNCTH:
1. Tiếp cận tình huống
2. Thu thập thông tin
3. Nghiên cứu tình huống
4. Ra quyết định
5. Bảo vệ quan điểm
6. So sánh giải pháp

Sử dụng tình huống trong dạy học
● Cách tiếp cận truyền thống (của ĐH Harvard):
● Việc thảo luận tình huống có thể bắt đầu khi sinh viên nhận được tình huống trong lớp.
● Yêu cầu sinh viên trả lời một số câu hỏi
● GV kiểm soát quá trình thảo luận, đặt câu hỏi cho một vài sinh viên với mục đích hướng các câu trả lời về vấn đề cần được làm sáng tỏ.
● Kết thúc buổi thảo luận bằng một gợi ý về hướng giải quyết vấn đề.
học viên sẽ học được kiến thức cũng như là kỹ năng phản biện, kỹ năng bảo vệ chính kiến của bản thân thông qua quá trình tranh luận
(giữa hai luồng ý kiến: tán thành hay không tán thành).

Sử dụng tình huống trong dạy học
● Nghiên cứu tình huống (Case study):
●Yêu cầu cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu trước tình huống
● Thuyết trình về những phân tích và đề xuất liên quan đến tình huống.
● Thảo luận chung trong lớp để làm rõ vấn đề.

Phương pháp này dễ dàng và mềm dẻo hơn cho ngưòi dạy trong việc kiểm soát lớp học, quản lý thời gian thảo luận hơn là cách thảo luận mở trong lớp, đồng thời cũng giúp sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp, trình bày trước đám đông.

Phân loại tình huống theo nhiệm vụ
●1. Tình huống phân tích (XĐ vấn đề):
●HV nghiên cứu, phân tích, đánh giá thông tin, xem xét nhiều góc độ của tình huống để xác định vấn đề, không phải đưa ra quyết định.
●Trong tình huống sẽ có nhiều thông tin thừa, gây nhiễu
●2. Tình huống ra quyết định
●HV xác định VĐ, đưa ra quyết định khi đặt vào vị trí của nhân vật trong tình huống.

Phân loại tình huống theo nhiệm vụ
●3. Tình huống bình luận:
●HV bình luận, nhận xét các quyết định đã được đưa ra.
●Thông tin cố ý không cung cấp đầy đủ, chỉ cung cấp khi HV yêu cầu.
●4. Tình huống minh họa
●Mô tả sự việc, cung cấp thông tin, bối cảnh, các hoạt động thành công hay thất bại. HV đánh giá và học tập kinh nghiệm từ người khác.

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
●Đặt ra những “vấn đề”: chứa mâu thuẫn, tình huống có vấn đề hoặc các tình huống trong cuộc sống
●Vấn đề: có thể do chính NH phát hiện
●Yêu cầu:
Vận dụng kiến thức trong bài học và vốn sống thực tế để giải quyết.
Dành thời gian cho NH suy nghĩ cách giải quyết/Hỗ trợ tài liệu/Gợi ý, hướng dẫn cần thiết…

Problem-Solving Skill

Dạy học dự án
●Là cách thức GV tổ chức cho SV thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có tính thực tiễn cao hoặc gắn liền giữa lý thuyết với thực hành
●SV là người tự lập kế hoạch, chủ động thực hiện, sáng tạo ra các sản phẩm nhất định và đánh giá kết quả đạt được

Đặc điểm của dạy học dự án

DHDA

7
Cộng tác làm việc

1
Tính thực tiễn

3
Gây hứng thú

6
Tính liên môn

4
Định hướng hành động

5
Tính tự chủ của NH

2
Định hướng sản phẩm

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN

ĐÁNH GIÁ
GV và SV đánh giá quá trình và kết quả
Rút kinh nghiệm

CHỌN CHỦ ĐỀ/Ý TƯỞNG DỰ ÁN
GV /SV đề xuất sáng kiến chủ đề, xđ mục đích dự án

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
– SV lập kế hoạch làm việc, phân công công việc

THỰC HIỆN
SV làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch
Kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo sản phẩm

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
SV thu thập sản phẩm, giới thiệu,
công bố sản phẩm dự án

Thiết kế công trình bến cảng
●Thiết kế 1 công trình: 1 đồ án thuyết minh, bản vẽ
●Đánh giá: chuyên cần, sản phẩm, câu hỏi thêm

Chuẩn bị các phương tiện,
công cụ dạy học
Những phương tiện kĩ thuật
Máy tính nối mạng
Đèn chiếu
Màn hình
Các dụng cụ thí nghiệm
Đồ dùng dạy học
Các phòng bộ môn.

Những công cụ
– Bảng các loại
– Các loại phiếu
– Các loại công cụ tự nhiên hoá, tự tạo

Một số kĩ thuật dạy học
●Công não (brainstorming)
●Tranh luận ủng hộ-phản đối
●Ghép nhóm

0

Anh/chị hãy:
-Lựa chọn một kiểu giờ học trên lớp phù hợp nội dung môn học phụ trách
– Lựa chọn PP/PTDH
– Đề xuất quy trình triển khai kiểu giờ học đó
Bài tập thực hành

3.3. Kĩ năng đánh giá
●Đánh giá kết quả học tập
●Đánh giá cải tiến, phát triển chuyên môn

Đánh giá kết quả học tập
0
●NGƯỜI HỌC CÓ LỢI GÌ KHI ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ?

Việc đánh giá phải vì sự tiến bộ của người học!!!

Tiêu chí INFORM trong đánh giá

I
N
F
O
R
M
Đánh giá theo các chuẩn, mục tiêu (Identify)
Chú ý đến cơ hội để thể hiện sự tiến bộ (Note)
Tập trung vào kỹ năng, bằng chứng của sự tiến bộ (Focus)
Tạo cơ hội để học sinh nhận ra, đánh giá được sự tiến bộ đạt được (Offer)
Có tính kế thừa liên tục, ghi nhận những điểm quan trọng, đáng chú ý (Record)
Làm căn cứ để đổi mới cách dạy và học (Modify)

2 loại kiểm tra đánh giá

Đánh giá theo tiến trình/thường xuyên
(on-going/formative assessment)
Đánh giá tổng kết/định kỳ (summative assessment)
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

Đánh giá cải tiến
NGƯỜI DẠY CÓ LỢI GÌ KHI ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ?

Đánh giá cải tiến là một nhiệm vụ quan trọng trong phát triển chuyên môn!!!

QUY TRÌNH DẠY HỌC
LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC
TRIỂN KHAI DẠY HỌC
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
ĐÁNH GIÁ CẢI TIẾN

Đánh giá cải tiến

Đánh giá cải tiến (evaluation) được coi là khâu cuối để hoàn tất một chu trình dạy học nào đó (có thể là chuyên đề, chương hoặc toàn bộ chương trình học), đồng thời định hướng cho những giá trị mới của chu trình dạy học tiếp theo

Ý nghĩa của đánh giá cải tiến

Những thông tin thu được trong quá trình triển khai đánh giá cải tiến sẽ giúp bạn:

Định danh mức độ đạt các mục tiêu dạy học

Định vị những khó khăn và thuận lợi trong việc dạy học
Định chuẩn cho việc dạy học trong pha mới
Định hướng cho kế hoạch tiếp theo
4 Đ

Xây dựng hồ sơ đánh giá cải tiến

– Danh mục chuẩn của môn học (theo yêu cầu chương trình)
– Hệ thống các mục tiêu dạy học (được cụ thể hóa dựa trên chương trình đã phê duyệt)
– Lịch trình, kế hoạch, hình thức kiểm tra đánh giá /Tiêu chí đánh giá Công cụ kiểm tra đánh giá
– Các bài tập, nhiệm vụ, đề kiểm tra, ngân hàng câu hỏi…
– Các bài tập, sản phẩm (mẫu) của người học thực hiện theo yêu cầu kiểm tra đánh giá
-Bảng điểm của lớp (hoặc cá nhân)
– Thông tin phản hồi
– Các văn bản khác…

Anh/chị hãy lập kế hoạch dạy học
môn học theo mẫu

Anh/chị hãy lập kế hoạch dạy học
(cho một chương/chuyên đề) theo mẫu
Bài tập thực hành. (Tài liệu tham khảo. TS. Nguyễn Đức Can).

Bài viết khác