Đặc sắc câu đối chùa Quán Sứ TW


Chùa Quán Sứ là một trong rất ít ngôi chùa ở phía Bắc mà tên chùa cũng như nhiều câu đối được viết bằng chữ Quốc ngữ. Phải chăng vì ngôi chùa được xây dựng lại vào giữa thế kỷ XX và vì chùa đã trở thành trụ sở của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là Trụ sở của GHPGVN

Lịch sử chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ XV. Nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. 

Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại.
Theo bài văn của Tiến sĩ Lê Duy Trung khắc trên tấm bia dựng năm 1855, vào đầu đời Gia Long (1802-1819) chùa gần đồn Hậu Quân. Đến năm 1822, chùa được sửa sang để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn này rút đi, chùa được trả lại cho dân làng. Nhà sư Thanh Phương trụ trì ở chùa lúc đó mới làm thêm các hành lang, tô tượng, đúc chuông. Tiền đường của chùa thờ Phật, còn hậu đường thờ vị quốc sư Minh Không thời Nhà Lý.

Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt.

Kiến trúc chùa Quán Sứ bao gồm: Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch, bước lên 11 bậc thềm là tới chánh điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy. Phía trong cùng, thờ ba vị Tam thế Phật trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A-Di-Đà ở giữa, hai bên có tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. 

Bậc dưới đó, ở giữa thờ Phật Thích Ca, hai bên là A – Nam -Đà và Ca-Diếp. Bậc thấp nhất, ở ngoài cùng có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa Tạng. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không ) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình.

Hai bên và đằng sau sân là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng.

Chùa Quán Sứ có lẽ là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối được viết bằng chữ Quốc ngữ. Phải chăng vì ngôi chùa được xây dựng lại vào giữa thế kỷ XX và vì chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi Quốc tự chung của các thiện nam tín nữ trên đất Việt. Phân viện Nghiên cứu Phật học thuộc Giáo hội và Văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam) cũng đặt ở đây.
 
Nửa thế kỷ nay, chùa Quán Sứ đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng, trong đó có sự thống nhất tổ chức Phật giáo trong nước và sự hòa nhập của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới. 

Chính nơi đây vào ngày 13 tháng 05 năm 1951 (08/04/Tân Mão) lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Thích Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. 

Vừa qua do nhà Tổ cũ xuống cấp không sử dụng được nên đã xây lại nhà tổ mới, trang nghiêm hơn xưa.(2).
 

 
Về câu đối hoành phi chùa Quán Sứ tại nhà thờ Tổ mới có:
 
Câu đối: TÙNG LÂM QUÁN SỨ NÊU CAO CÔNG TRẠNG BẬC TÔN SƯ

Hoành phi:  (phía trái): ĐUỐC TUỆ NÊU CAO

PHẬT HOÀNG ĐIỀU NGỰ DỰNG XÂY CỰC LẠC GIỮA TRỜI NAM.

Hoành phi:   TỔ ĐỨC LƯU PHƯƠNG

(Phải): TỲ NI LƯU CHI QUẢNG BÁ THIỀN TÔNG TRÊN ĐẤT VIỆT

(Phía phải): hoành phi: ĐÈN TỪ CHIẾU KHẮP

(Câu đối phía phải): PHẬT GIÁO VIỆT NAM THÀNH KÍNH TRI ÂN NGÔI TỔ ĐỨC. 

(Trái) TỐT ĐỜI ĐẸP ĐẠO THIỀN MÔN NỞ RỘ CÁC CAO TĂNG

(Giáp trái) THĂNG LONG ĐẠI VIỆT PHÁT HUY MÔN PHÁI BĂC TRUNG NAM

 ( Giáp phải): HÀ NỘI THỦ ĐÔ DẤU ẤN TỔ THIỀN TỊNH MẬT

 (Phải): HỘ QUỐC DÂN AN GIÁO SỬ CÒN GHI BAO THẠC ĐỨC.

Hoành phi ngoài cửa: NHÀ THỜ TỔ

 
câu đối hoành phi chùa quán sứ tại ban đức ông

Hoành phi:聰明正直

Câu đối trong

 Trái: 擁護精藍萬古存

 Phải: 匡扶寳剎千年盛

Phiên âm:

Ủng hộ tinh lam vạn cổ tồn
Khuông phù bảo sái thiên niên thịnh.

Dịch nghĩa:

Ủng hộ thiền môn vạn thuở còn
Phù trợ cảnh chùa ngàn năm thịnh.

Câu đối ngoài:

Trái: 除灾捍患著豊功

phải: 度世救民昭大德

Phiên âm:

Trừ tai tảo hoạn trược phong công
Độ thế cứu dân chiêu đại đức

Dịch nghĩa:

Trừ tai ương, dẹp hoạn nạn, mang danh phong công hầu
Độ đời cứu dân, được tôn xưng đức lớn

Về câu đối hoành phi chùa quán sứ tại banThiền sư Nguyễn Minh Không

Hoành phi giữa: 神通六智

Câu đối dưới do cụ Phúc Tuệ Vũ Như Trác cung tiến, ca ngợi Nguyễn Minh Không là người có công sang tận Trung Quốc lấy đồng về làm tứ khí cho đất Nam Việt ta.

Trái:  四器成南越鎔寳千古竒觀

Phải:一囊括盡北京銅六通玄智

Phiên âm:

Tứ khí thành nam việt dung bảo thiên cổ kỳ quan.
Nhất nang quát tận Bắc Kinh đồng lục thông huyền trí.

Dịch nghĩa:

Đúc tứ khí thành đồ quốc bảo nghìn đời của nước Nam.
Một túi vải thu hết đồng ở Bắc Kinh, là bậc lục thông huyền trí. 

3. Câu đối cửa chùa:

Hoành phi:照破昏衢

Câu trái: 氣高星漢聰明德化合陰陽

Câu phải: 威肅風雲正直靈聲聞宇宙

Phiên âm:

Khí cao tinh hán thông minh đức hóa hợp âm dương.
Uy túc phong vân chính trực linh thanh văn vũ trụ.

Dịch nghĩa:

Chí khí cao tới tận trời xanh, thông minh đạo đức hợp với âm dương.
Uy linh đầy trời gió mây, chính trực linh thanh vang khắp vũ trụ.

Hoành phi: 慈仁廣大

Hoành phi giữa: 大雄寶殿

Câu đối trái giữa: 福慧甚深究竟一心不亂慈尊

Câu đôi phải giữa: 壽光無量莊嚴萬德洪名眞教體

Phiên âm:

Phúc tuệ thậm thâm cứu kính nhất tâm bất loạn từ tôn.
Thọ quang vô lượng trang nghiêm vạn đức hồng danh chân giáo thể.

Dịch nghĩa:

Phúc tuệ sâu sắc là cứu cánh, nhất tâm bất loạn là đức Phật đại từ.
Thọ quang vô lượng trang nghiêm ( chỉ Di đà Phật) cái tên hồng đức lớn là bậc giáo chủ chân chính.

Hoành phi giữa trái phải: 寳珞莊嚴

Hoành phi trái: 以觀觀者

Câu đối trái phải: 照七大四科開合聞思修弟一義天

Câu đối trái: 覽五時八教紀綱經律論真三昧海

Phiên âm: 
Chiếu thất đại tứ khoa khai hợp văn tư tu đệ nhất nghĩa thiên.

Lãm ngũ thời bát giáo kỷ cương Kinh Luật Luận chân tam muội hải.

Dịch nghĩa:

Soi 7 đại 4 khoa khai hợp văn tư tu là giáo lý tuyệt đối của Phật
Thấu suốt năm thời, bát giáo, Kinh Luật Luận là rường mối của biển chính định.

Câu đối cổng tam Quan trong nhìn ra ngoài: 

Câu đối thờ Địa tạng (vong linh):

 Câu đối Trái: ĐÀI BIA GHI NHỚ PHÚC DUYÊN CHUNG

Hoành phi: BỐN ƠN CÙNG ĐỀN ĐÁP

Câu đối phải: HƯƠNG HỎA ĐỀN BÙ CÔNG ĐỨC HẬU

Câu đối hoành phi bia liệt sĩ:

Câu đối trái: HIẾU NGHĨA ĐỈNH ĐẦU THĂM THẲM SOI

Hoành phi giữa: ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN LIỆT SĨ

Câu đối phải: CÔNG ÂN TẤC DẠ ĐINH NINH BÁO

Câu đối ban địa tạng:

Đại tự:Nguyện Hoằng Thâm. Do huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông làm vào năm Bảo Đại thứ 17, Nhâm Ngọ(tức tháng 2/1942) cung tiến. Hai câu đối dưới đây là do Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha làm, Ban Hộ Niệm Phật giáo Bắc Kỳ cung tiến, câu đối ca ngợi công đức lớn của Đức Địa Tạng Vương.

Câu đối trái: Xót địa ngục trầm luân khổ nạn thể lòng nhân nguyện độ cõi u minh.
Câu đối phải: Thương chúng sinh điên đảo cương thường, rạng đức hiếu, làm gương đời ác trọc.

 Hoành phi câu đối ban Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề

(Tác giả tham khảo nhiều tài liệu trước)

T/h: Thích Quảng Hợp

 

Bài viết khác