Hải Phòng: Vu Lan Báo Hiếu Chùa Cổ Giả linh thiêng

 Vào lúc 20 h ngày mùng 5/09/2017 (nhằm ngày 15/7/ Đinh Dậu, Phật Lịch 2561, tại Chùa Cổ Giả thôn Đồng Giá xã Gia Đức huyện Thuỷ Nguyên TP Hải Phòng diễn ra Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu do sư cô Thích Diệu Linh cùng nhân nhân địa phương tổ chức. Về tham dự phía Phật Giáo Việt Nam có chư tôn đại đức tăng, ni trong và ngoài huyện về tham dự: Đại đức Thích Quảng Hợp – tỉnh Bắc Ninh; Sư cô Thích Diệu Thuỳ chùa Hồi Long- Minh Tân, Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng; sư cô Thích Diệu Hà chùa Tam Sơn – Xã Gia Đức- Thuỷ Nguyên, Tp Hải Phòng; Phía lãnh đạo chính quyền có ông Lã Văn Long chủ tịch UBND xã Gia Đức, và lãnh đạo, nhân dân, Phật tử trong thôn ngoài xã đồng về tham dự. MC Phật giáo Thích Pháp Đăng điều khiển chương trình Vu Lan. Chương trình gồm: niệm Phật cầu gia bị, tuyên bố lý do giới thiệu thành phần tham dự, văn nghệ chào mừng, khai mạc, phát biểu của Phật tử, phóng đăng, ý nghĩa bông hồng cài áo, lễ cài hoa hồng, đại đức Thích Quảng Hợp đại diện chư tôn đức đạo từ. Theo Đại đức cho biết đạo Phật du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ thứ nhất Tây Lịch, Lễ Vu Lan Báo hiếu là y vào kinh Vu Lan Bồn, Kinh Báo Ân Phụ Mẫu, Phật hướng dẫn cho Mục Kiền Liên cần phải sắp lễ như cơm canh, màn mùng, hoa quả …dâng cúng chư Tăng,chư Tăng chú nguyện, nhân ngày 15/7 âm lịch là ngày chư Phật hoan hỷ chư Tăng làm lễ tự tứ, khi ấy chư tăng nhất tâm hồi hướng, vong linh thân mẫu Thanh Đề của Mục Kiền Liên mới thoát khỏi địa ngục A Tỳ (không có hạn ra). Phật lại dạy ai muốn cứu độ cho cửu huyền thất tổ (các vong linh bên nội bên ngoại nhiều đời) cha mẹ đã mất cứ y theo cách thức trên thì các vong linh đều được vãng sinh an lạc quốc. Ngoài ra những ngày khác, thí chủ, hiếu chủ nào muốn phổ độ gia tiên, cha mẹ quá cố vẫn có thể thiếp lập trai nghi thỉnh tăng chú nguyện, khai kinh, giảng pháp hồi hướng các vong linh cũng đều siêu thoát cả. Cốt sao người thành tâm thanh tịnh cúng, chư Tăng thanh tịnh thụ nhận hồi hướng các chân linh đều siêu thoát, người sống được bình an, may mắn. Kinh Phật có dạy ở đời mẹ hơn 100 tuổi vẫn thương con 80. Công ơn cha mẹ sinh con ra nuôi khôn lớn biết bao công khó nhọc, cha mẹ vì con nên bất chấp mọi việc gì cũng làm, miễn sao con có ăn, con được đi học. Phật dạy người có tiền thì cúng tam bảo (phật, pháp, tăng) thì người đó công đức rất lớn. Người không có tiền nhưng thấy người khác làm được việc lành sinh tâm hoan hỷ tán thán. Vậy 2 người đó công đức nhiều như nhau. Xưa kia bên Ấn Độ, Phật Thích Ca còn là Thái tử Tất Đạt Đa (624-543 TCN) đi tu cầu đạo làm Phật báo hiếu mẹ cha, Mục Kiền Liên cũng vậy. Ở Việt Nam Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) nhường ngôi cho Trần Anh Tông để đi tu giác ngộ báo hiếu mẹ cha. Vua Lê Hy Tông (1663 – 1716) khi gây việc ác làm các sư chảy máu, chê chư Tăng sống vô ích, ăn bám xã hội, khi nhận ra lỗi lầm đều phải xin lỗi sám hối, phát nguyện tạc tượng thân tướng mình làm toà cúng Phật tạ tội sám hối, cũng là răn dạy muôn dân y theo sám hối, hành theo hạnh hiếu Phật nói chung, hạnh hiếu Mục Kiền Liên nói riêng. Có thể nói sư cô Thích Diệu Linh tuổi đời tuổi đạo tuy còn rất nhỏ, sư cô đã thấm nhuần hạnh hiếu nhà Phật vừa đi học Học Viện Phật Giáo Việt Nam vừa đảm bảo việc chùa, phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho địa phương. Dân vừa ít song lại nghèo, thế nhưng sư cô Thích Diệu Linh vẫn cố gắng xây dựng giảng đường gần 1 tỷ đồng (gần:1.000.000.000 đồng) bằng nguồn vốn xã hội công đức, có người cúng ít xi, ít cát, ít gạch, ít công. Tuy nhiên chưa thấm vào đâu.

Với một trái tim từ bi hỷ xả, vị tha mong ai cũng hiểu hạnh hiếu của nhà Phật để báo đáp công ơn thầy tổ, báo đáp cửu huyền thất tổ, cha mẹ quá cố tiền kiếp. Bởi thế Tam bảo, Phật tử nhân dân bốn phương ắt cảm động trái tim từ bi, tâm báo hiếu sẽ giúp đỡ sư cô Thích Diệu Linh. Với lòng hiếu thảo khởi lên đã được Phật Tử Hà Thị Quỳnh Phương ở Hà Nội xin phát tâm pho tượng Thích Ca Mâu Ni cầm cành hoa sen mỉm cười vô giá để an vị tại giảng đường trang nghiêm, linh thiêng hơn nơi cửa Phật tạo phần phước đức cho muôn dân và gia đình. Dẫu biết rằng, hiện nay trong nước ta cũng như trên toàn thế giới có biết bao đứa con bất hiếu, thề từ bỏ cha mẹ, nguyền rủa cha mẹ, anh em chết sớm để thừa hưởng thừa kế tài sản, ngược lại có bao người con có hiếu như xuất gia, Giáo sư tiến sĩ bán bánh, Tiến sĩ bán bánh, dân thường chấp tác việc Phật, ca sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ nhà văn, nhà giáo, nhà khoa học, quan chức nhà nước, … mọi người ở vị trí khác nhau của xã hội biết tới đạo hiếu nhà Phật, biết tu nhân, tu phúc, quán chiếu, xem xét giáo lý duyên sinh của nhà Phật, rõ cái triết lý Vô Thường, thấu triệt cái đạo: “từ-bi- hỷ- xả” không cố chấp, nhất tâm tu tâm sửa tính để rõ tâm ta trong sáng là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật, xếp hạnh hiếu đứng đầu trong muôn hạnh trong cuộc sống này, góp phần mong cầu ai cũng sống thật tốt với nhau để góp phần xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp. Thưa quý vị, tôi có hỏi sư cô Thích Diệu Linh trụ trì chùa Cổ Giả một câu: “sư cô bây giờ ước ao điều gì nhất?” Sư cô cười tươi, vẻ mặt hoan hỷ và nói rằng:”con mong sao có ai công đức trả bớt nợ công trình giảng đường này, dẫu biết rằng làm việc cúng Phật độ chúng sinh, nhưng tuổi còn non chưa kinh nghiệm nên lo lắng. Mặt khác con mong mọi người ai cũng biết tới đạo giác ngộ, ai cũng được học hành, để cuộc sống hết khổ”. Tôi trả lời: “Sư cô nhất tâm làm việc lành thì Tam bảo, nhân dân, Phật tử ắt liền gia hộ. Vì chùa Cổ Giả rất linh thiêng. Phật tổ đã nói “thâm tín chư Phật giai sung mãn” đó sao. Kính thưa quý vị. Chùa Cổ Giả tên thật ý nghĩa. Cổ không phải là cổ người hay cổ gì đó. Mà Cổ là từ ghép 2 chữ Hán: “Thập + Khẩu”, Thập nghĩa là mười con số viên mãn giữa Sắc và Không giao nhau ở điểm Tính Không vô ngã, Khẩu nghĩa là cái miệng hay tạo nghiệp lành, bởi cái pháp Tứ Đế xây dựng hợp với mười phần viên mãn thành ra diệu hữu, có nên gọi là Cổ nghĩa xưa. Giả hợp bởi hai chữ:”Lão+Nhật”. Lão nghĩa là già, Nhật là mặt trời, trí tuệ Bát Nhã. Do vậy chữ Giả nghĩa là người già, người tu đã giác ngộ có trí tuệ Bát Nhã. Từ đó ta dễ hiểu Cổ Giả mới có nghĩa là người người tu giác ngộ, có trí tuệ, có pháp tứ Đế, rõ Sắc Không Vô Ngã mà diệu hữu Tính Không. Do đó, chùa Cổ Giả ý chỉ chùa thờ Phật, dung Pháp, ảnh hưởng tích cực tới sư cô Thích Diệu Linh mến chùa, mến nhân dân địa phương hơn. Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu này, nguyện cầu Tam Bảo chứng minh gia hộ cửu huyền thất tổ, chư vong linh của Quý vị được siêu sinh tịnh độ, dương quyến cát bảo bình an, ai cũng thấm nhuần pháp hiếu của Phật nói chung của Mục Kiền Liên nói riêng. Chương trình Vu Lan Báo Hiếu Chùa Cổ Giả diễn ra khoảng 2 h(20-22h) đồng hồ thành tựu viên mãn. Lễ xong ông trời cảm động mưa xuống làm mát cả trời mây, ai ai trong đạo tràng cũng rõ tán thán Phật linh, hiếu thảo từ lòng con Phật bày ra. Nguyện đem công đức này, Hướng về khắp tất cả, Đệ tử và chúng sinh, Đều trọn thành Phật đạo. Bài thơ:”Báo Biếu: Cứ đến vu lan tháng bảy về, Lòng con thổn thức nhớ nơi quê. Giờ này phụ mẫu còn nơi đó, Chí quyết tâm tu chẳng bỏ về. Có phải khi xưa nghe diệu pháp, Duyên sinh chính niệm tỏ tâm mê. Thuyền từ Bát Nhã ân thâm lắm, Báo hiếu ngàn năm chớ để chê” (Quảng Hợp). Trong tin bài viết này rất giản dị nhưng bằng cả con tim hướng tới nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu năm 2017, chắc không sao tránh khỏi khiếm khuyết, kính mong chư độc giả hoan hỷ. Nguyện cầu âm siêu dương khánh quân lợi sự. Nam mô mười phương Phật, Mục Kiền Liên tôn giả tác đại chứng minh. Sau đây là một vài hình ảnh ghi được:

  

 

       Tin bài: Văn Thành; Ảnh Sưu tầm

Bài viết khác