Hải Phòng: Phật tử Lê Thị Thu Dung bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ luật học

Vào lúc 15 giờ ngày 13 tháng 06 năm 2016 tại Khoa luật học – Học viện khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, TP Hà Nội, Hội đồng khoa học của trường đã tổ chức buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ luật học cho nghiên cứu sinh Lê Thị Thu Dung, với chuyên ngành luật học, Mã số 62 38 01 05, đề tài: “đấu tranh phòng, chống tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

IMG_6929

Tham dự buổi bảo vệ luận án có cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tp Hải Phòng, đại đức Thích Quảng Hợp, Bảo Ngọc MC truyền hình An Viên AVG), gia đình, Kiểm sát viên cô Vịnh, bạn bè tới tham dự.

Hội đồng khoa học gồm 7 thành viên, trong đó: GS.TS Võ Khánh Vinh – Chủ tịch Hội đồng. PGS.TS Trần Đình Nhã phản biện 1, PGS.TS Trần Văn Độ phản biện 2, PGS.TS Nguyễn Thái Phúc phản biện 3, PGS.TS Cao Thị Oanh thư ký HD, PGS.TS Phùng Thế Vắc ủy viên HD, PGS.TS Phạm Văn Lợi ủy viên HD. PGS.TS Hồ Sỹ Sơn là người hướng dẫn khoa học.

Tân Tiến sĩ Lê Thị Thu Dung (pháp danh: Pháp Dung sinh năm 1982, quê Tiên Lãng, Hải Phòng) bảo vệ xuất sắc luận án luật học.

Do hiện nay vấn đề tai nạn giao thông còn diễn ra ở địa bàn thành phố Hải Phòng. Để giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho người dân, nên cần phải nghiên cứu, có cách thức giải quyết đồng bộ, phù hợp, kết hợp từ nhiều phía: nhà nước, người điểu khiển giao thông, người tham gia giao thông, theo đúng luật quy định…

Với nội dung luận án tiến sĩ đề tài:“Đấu tranh phòng, chống tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Lê thị Thu Dung đã nêu bật được: Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu: Luận án đề xuất hệ thống các giải pháp phòng, chống có hiệu quả tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông này trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam. Mô tả, phân tích, đánh giá về nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong 07 năm (2007 – 2013) trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Dự báo tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và đề xuất các giải pháp phòng, chống có hiệu quả tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong những năm tới.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là quy luật phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2013 nhằm tìm kiếm các giải pháp phòng, chống có hiệu quả.

Phạm vi nghiên cứu của Luận án: dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm có kết hợp ở mức độ nhất định kiến thức luật hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2007 đến năm 2013. Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Hải Phòng.

 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận án sử dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam và của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội phạm, về hình phạt, về phòng, chống tội phạm làm phương pháp luận nghiên cứu. Luận án còn sử dụng cơ sở lý luận về tội phạm học ở trong nước và nước ngoài.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của tội phạm học như quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp, mô tả, thống kê, lịch sử, hệ thống, điều tra xã hội học, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung của đề tài.

 Đóng góp mới của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm học của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Luận án làm rõ tình hình cũng như nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất được các giải pháp phòng, chống có tính khả thi và có hiệu quả cao.

 Ý nghĩa của Luận án

Về mặt khoa học: Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực tội phạm học và khoa học luật hình sự.

Về mặt thực tiễn: Nội dung của luận án là cơ sở cho các cơ quan lập pháp xem xét,  sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hình sự chưa hoàn thiện về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân xây dựng và áp dụng các giải pháp phòng, chống có hiệu quả tình hình tội nói trên trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.

Nghiên cứu sinh Lê Thị Thu Dung đã trình bày tốt phần tóm tắt luận án của mình, đồng thời trả lời tốt 5 câu hỏi của các nhà khoa học trong hội đồng đưa ra.

 Theo Lê Thị Thu Dung đã khái quát được, ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 4 chương. Với chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Chương 2:Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2007 đến năm 2013. Chương 3, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải phòng từ năm 2007 đến năm 2013. Chương 4: Hệ thống. Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. Kết Luận.

IMG_6923

Trong luận án Phật tử Lê Thị Thu Dung còn có phần liên hệ việc tham gia giao thông có thể vận dùng Tính Không trong Phật giáo (Trung Luận) để quán chiếu tâm thức không bị kẹt chấp vào vấn đề tai nạn, mà cần phải nghiên cứu tìm tòi nghiêm túc để xử phạt và đưa ra cách thức cho việc phòng chống tai nạn giao thông ít hơn. Vấn đề con người tham gia giao thông cần phải tĩnh tâm (tỉnh thức), theo dõi rõ việc tham gia giao thông rất là quan trọng.

Qua thời gian 3 giờ làm việc, Hội đồng khoa học đưa ra những kết quả đánh giá cao về đề tài của nghiên cứu sinh Phật tử Lê Thị Thu Dung đã nghiên cứu và trình bày.

Hội đồng khoa học đã quyết định chấm điểm luận án tiến sĩ với số phiếu 6/6. Một thành viên trong hội đồng vắng mặt nhưng có bản nhận xét đồng ý thông qua cho nghiên cứu sinh Lê Thị Thu Dung xứng đáng nhận học vị Tiến sĩ luật học.

Nhân dịp này, Nghiên cứu sinh Lê Thị Thu Dung bày tỏ lòng tri ân tới các nhà khoa học, thầy cô trong khoa Luật học – Học viện khoa học xã hội, Hội đồng khoa học  góp ý nhiệt tình để luận án hoàn thiện hơn. Cảm ơn cơ quan Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ nghiên cứu sinh trong thời gian đi học và làm luận án.

Kính chúc các nhà khoa học, quý liệt vị tham dự thân khoẻ tâm an, mọi sự như  ý.

Một số hình ảnh ghi lại trong buổi bảo vệ luận án:

IMG_6929IMG_6923IMG_6895IMG_6909IMG_6930

 

Phúc Trí

Bài viết khác